Thuyết Minh Về Con Gà

Đề bài: Thuyết Minh Về Con Gà

Bài làm

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình. Ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu…nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam, gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to, móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gà nhà, mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa, nên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số, thời gian dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: gà không biết gáy là mẹ gà con, gà mà không gáy là vợ gà cha, đi lang thang trong sân có con gà, có con gà. Chỉ mấy câu hát đơn giản vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống như một người mẹ hiền lành, có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không sặc sỡ như gà trống. Nhưng bù lại, với thiên chức của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con đáng yêu. Gà mái đẻ mỗi lứa từ mười đến hai mươi trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng, thường kêu cục tác. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói, đó là niềm vui của người mẹ. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đối với gà thì, hạt thóc, hạt mạch…có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hằng ngày, thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, bới những hạt cát, hạt sỏi…Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ăn. Thịt và trứng gà là những món ăn rất bổ dưỡng cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy, và không chỉ với người nông dân mà đối với hết thảy người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người Việt. Nó là một trong mười hai con giáp, được gọi bằng cái tên thân mật là Dậu. Con Dậu là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như gà trống hoa hồng, gà dạ xương, vinh hoa….Dưới con mắt của người Việt, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt. Đêm giao thừa, con gà luộc được đặt trong một cái đĩa lớn giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn, yên bình, hạnh phúc, linh thiêng đối với nhân dân. Con gà còn đi vào văn học, tục ngữ, ca dao của dân tộc như:

Xem thêm:  Soạn Bài Tìm Hiểu Yếu Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau.

Con gà là biểu tượng của sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Tiếng gà gáy sớm hay tiếng gà cục tác cục ta đã làm cho con người thêm yêu mến quê hương, vườn nhà tha thiết.