Soạn Bài Tìm Hiểu Yếu Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận

Đề bài: Soạn Bài Tìm Hiểu Yếu Tố Biểu Cảm Trong Văn Nghị Luận

Bài Làm

I. YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1:

a)

– Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

+ Các từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp nước ta lần nữ, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, ai cũng phải.

+ Các câu cảm thán: Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!Hỡi…dân quân! Dù phải gian lao…Dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

– Cách dùng từ ngữ của văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.

b) Cả hai văn bản này đều có nhiều từ ngữ biểu cảm, câu văn có giá trị biểu cảm nhưng vẫn là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm, vì nó được viết ra không nhằm mục đích biểu cảm ; mà nó nêu lên quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống như thế nào. Yếu tố biểu cảm không phải là yếu tố cơ bản, nòng cốt mà chỉ đóng vai trò là yếu tố phụ trợ.

Xem thêm:  Soạn Bài Luyện Tập Đưa Các Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả Vào Bài Văn Nghị Luận

c) Yếu tố biểu cảm rất cần thiết, nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm con người, tăng thêm hiệu quả thuyết phục. Thể hiện cảm xúc của người viết trước vấn đề nghị luận, mang lại hiệu quả thuyết phục, tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.

Câu 2:

a) Người viết thực sự xúc động trước những điều mình nói, mình viết. Đó là những tình cảm chân thành, thành thật, tự nhiên mà sâu sắc mãnh liệt. Không chấp nhận những tình cảm nửa vời, thờ ơ lạnh nhạt, lãnh đạm. Tình cảm phải xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim người viết. Như Lỗ Tấn đã viết: “ Từ trong nước phun ra toàn là nước, từ trong máu phun ra toàn là máu”.

b) Để viết được những câu như: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả…” hay uốn lưỡi cú diều…”, người viết không chỉ có lòng yêu nước nồng cháy và lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn phải biết chuyển tình cảm ấy thông qua phương tiện ngôn ngữ đến người đọc một cách hiệu quả nhất.

c) Ko nên dùng quá nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán vì nó sẽ phá vỡ mạch lạc của bài văn nghị luận; nếu dùng quá ít bài văn nghị luận sẽ khô khan, lí luận dông dài.

-> Mức độ phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Nghị luận là chính yếu, biểu cảm là phụ trợ nhưng không thể thiếu trong bài văn nghị luận.

Xem thêm:  Kể về một người bạn mới quen tuyệt hay

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

– Yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ” (văn bản Thuế máu):

a. Giễu nhại đối lập: tên da đen bẩn thỉu, an nam mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí tự do.

-> Tác dụng nghệ thuật: Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháplàm bật lêntiếng cười châm biếm sâu cay.

b. Dùng từ ngữ, hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp ( người bản xứ đã chứng kiến cảnh kì diệu…hoang vu thơ mộng -> ngôn từ hào nhoángmĩ miều, không che đậy được thực tấ phũ phàng. Lời mỉa mai khinh bỉ sâu sắc, chế nhạo cười cợt -> tiếng cười châm biếm sâu cay.

Bài tập 2:

– Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu thân mật, gần gũi:

+ Tôi muốn nói với các bạn rằng…vào người luôn thể dãi bày hết nỗi khổ tâm…Nỗi buồn thứ nhất…

+ Nói làm sao hết …nhấm bút, lôi thôi bày đặt học thuộc như con vẹt.

– Cách biểu hiện cảm xúc: tự nhiên, chân thật làm nổi lên một tấm lòng, một nỗi buồn thấm thía cần được chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở.

– Hiệu quả: Người đọc, người nghe hiểu, tin, thấm thía.

Bài tập 3:

Chúng ta không nên học tủ, học vẹt. Học vẹt có nghĩa là học làu làu không suy nghĩ như con vẹt nhại lại người khác, còn học tủ là chỉ chọn một vài bài để học, nhằm “trúng tủ” khi thi cử. Lối học này sẽ biến chúng ta mất đi sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt. Học tủ, học vẹt làm cho khả năng tư duy của con người trở nên hạn hẹp. Chúng ta sẽ giống như một con vẹt chỉ biết những từ được học, chỉ có những hiểu biết nông cạn, thiếu hệ thống xa rời với thực tế. Vì vậy chúng ta cần tránh lối học vẹt, học tủ, bởi nó gây nên nhiều hậu quả thật đáng tiếc. Thế nhưng, thật đáng buồn, ngày nay, lối học này đang được thịnh hành trong một bộ phận học sinh. Chúng ta cần kiên quyết phê phán phương pháp này và khuyến khích mọi người học theo những phương pháp khoa học và sáng tạo hơn. Có như thế thì những gì học được mới có khả năng áp dụng vào cuộc sống.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh ngữ văn 8

(lí lẽ, dẫn chứng: Tác hại, nêu dẫn chứng)

Biểu cảm: Tán thành, phản đối, đáng tiếc, đáng buồn…