Văn lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn

Vào những năm đầu thế kỉ XX,  cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương thì bên cạnh cụ Phan Bội Châu còn có một số chí sĩ yêu nước khác nổi bật như cụ Phan Châu Trinh. Trong chặng đường hoạt động cách mạng, cụ bị giặc bắt rồi đày ra Côn Đảo năm 1908. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một bài thơ nổi tiếng: “Đập đá ở Côn Lôn”. Đó là một bài thơ viết trong tù song vượt lên trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự họa chân dung nhân cách của người chiến sĩ cách mạng một cách hiên ngang, ngạo nghễ… Và trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta bắt gặp đề bài phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong “Đập đá ở Côn Lôn”. Ở đề bài này, các bạn cần phân tích được các đặc điểm, vẻ đẹp chả người chiến sĩ qua các câu thơ và nghệ thuật xây dựng hình tượng. Sau đây là bài văn mẫu như một gợi ý để các bạn than khảo. Chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN LỚP 8

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn. Qua đó tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người chiến sĩ cách mạng  tiêu biểu cho khí phách quật cường, bản lĩnh ngang tầm với tráng sĩ xưa.

Hai câu đề khâc họa tư thế hiên ngang, lẫm liệt của người tù đập đá:

  • “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
  • Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã nhắc đến quan niệm chí làm trai- một quan niệm nhân sinh truyền thống: làm trai phải làm nên sự nghiệp lớn, khác người như Nguyễn Công Trứ đã quan niệm:

  • “Làm trai trong cõi thế gian
  • Phò đời giúp nước phơi gan anh hào”
  • Hay Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: 
  • “Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông
  • Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Kẻ làm trai trong bài thơ là người cách mạng là sự nghiệp cách mạng. Hai chữ “làm trai” đã phần nào thể hiện tinh thần của người cách mạng là phải làm nên sự nghiệp lớn lao. Như vậy, quan niệm của người xưa đã được Phan Châu Trinh kế thừa và phát huy. Người làm trai được khắc họa trong không gian đất trời Côn Lôn- một hòn đảo trơ trọi đầy nắng gió, chốn địa ngục trần gian với các hình thức tra tấn dã man và lao động khổ sai của bọn thực dân đối với người chiến sĩ cách mạng. Trong không gian đó tư thế của người làm trai là “đứng giữa”. Đó là tư thế của kẻ đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang và sừng sững. Lời thơ phô diễn như chạm khắc vào không gian một hình tượng lẫm liệt, ngang tàn, một vẻ đẹp hùng tráng giữa bôna bề biển rộng non cao. Với vẻ lẫm liệt, ngang tàng người tù bước vào công việc đập đá với khí thế “lừng lẫy làm cho lở núi non”. Tính từ “lừng lẫy” kết hợp bút pháp khoa trương làm hiện lên hình ảnh người tù với khí thế bừng bừng như xung trận, như bước vào một cuộc giao tranh quyết liệt với thiên nhiên. Đọc hai câu thơ, ta không còn thấy hình ảnh của một người tù tả tơi vì đói rét, trần lưng với công việc khổ sai mà chỉ còn thấy hình ảnh của người anh hùng hiên ngang, sừng sững đang làm công viêch khai sông, phá núi… tạo dựng càn khôn, đổi thay vũ trụ. Tóm lại, với bút pháp khoa trương, lãng mạn, giọng hào sảng tác giả đã dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh của một anh hùng cách mạng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt và tầm vóc lớn lao phi thường.

Hai câu thực tác giả nói về hành động và sức mạnh của người tù đập đá:

  • “Xách búa đánh tan năm bảy đống
  • Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

Công việc đập đá được cụ thể qua các hành động xách búa đánh ran và ra tay đập bể. Kết quả là năm bảy đống và mấy trăm hòn. Nhịp thơ mạnh, đồn dập ứng với từng nhịp búa giơ lên dáng xuống. Đọc hai câu thơ người đọc có thể hình dung phần nào công việc lao động khổ sai mà thực dân Pháp đày đọa, hành hạ kẻ thù. Tuy nhiên nhà thơ chỉ mượn công việc lao động khổ sai để thể hiện sức mạnh của người tù. Các động từ đứng gần nhau cùng bút pháp khoa trương không chỉ diễn tả hành động quả quyết, mạnh mẽ với khí thế hừng hực mà còn thể hiện sức mạnh ghê gớm, thần kì của người tù. Tóm lại, hai câu thơ đã dựng lên hình tượng người anh hùng với hành động và sức mạnh lớn lao, phi thường, sánh với cả thiên nhiên và vũ trụ.

Hai câu luận tác giả đã thể hiện sức chịu đựng dẻo dai và tunh thần bền gan vững chí của người tù:

  • “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
  • Mưa nắng càng bền dạ sắt son”

Hai câu thơ đã sử dụng triệt để nghệ thuật đối trong từng câu và giữa hai câu. “Tháng ngày” và “mưa nắng” chỉ những gian khổ triền miên theo năm tháng của người tù khổ sai còn “thân sành sỏi” là sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, dày dặn, phong trần còn “dạ sắt son” là tinh thần cứng cỏi, trung kiên, là ý chí kiên cường của người tù cách mạng. Như vậy, với giọng thơ trầm lắng, nghệ thuật đối được sử dụng có hiệu quả, hai câu luận như một lời tự dặn lòng, khắc họa một vẻ đẹp khác của người chiến sũ cách mạng: không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong mà còn đẹp ở vẻ đẹp nội tâm rất thực, đó là tinh thần ý chí.

Xem thêm:  Nghị luận về câu nói: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thêm hòn núi cao" lớp 8

Hai câu cuối tác giả đã khắc họa hình ảnh người anh hùng với tinh thần lạc quan, kiên cường trong hoàn cảnh ngục tù:

  • “Những kẻ vá trời khi lỡ bước
  • Gian nan chi kể sự con con”

“Những kẻ vá trời” là cách nói ẩn dụ mượn truyền thuyết Nữ Oa đội đá vá trời để chỉ sự nghiệp cứu nước hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Đối với người cách mạng, khi đã mưu đồ việc lớn tức là chấp nhận mọi gian khổ hi sinh. Dẫu có lỡ bước rơi vào cảnh giam cầm, đầy ải thì Phan Châu Trinh cũng chỉ xem đó là việc con con. Hai câu thơ đã làm sáng lên ý chí sắt đá, niềm lạc quan tin tưởng và tinh thần vượt mọi khó khăn vì sự nghiệp cứu nước của người tù cách mạng.

Bài thơ tuy nói về công việc đập đá nhưng qua đó bày tỏ tinh thần và ý chí của người chiến sĩ cách mạng: tư thế hiên ngang, lẫm liệt, sức mạnh phi thường, tinh thần bền gan vững chí và thái độ không khuất phục trước mọi thử thách, gian nan.

Nguồn Internet