Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp
Bài làm
Có rất nhiều cách để con người chúng ta có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác chẳng hạn như máy bay, tàu lửa, xe máy, ô tô, xe đạp, đi bộ,… Trong số những phương tiện giao thông kể trên thì xe đạp là phương tiện gần gũi và thân thiện nhất với học sinh. Có chiếc xe đạp, học sinh có thể tới trường mỗi ngày một cách thuận tiện.
Từ rất lâu về trước, xe đạp đã có mặt ở các nước châu Âu. Cho tới khi bước sang thế kỉ XX thì xe đạp mới bắt đầu được nhập vào nước ta. Kể từ đó, xe đạp là phương tiện giao thông quan trọng giúp con người di chuyển. Xe đạp có cấu tạo khá đơn giản giúp cho bất cứ ai cũng có thể điều khiển được bởi đây là loại phương tiện chuyển động bằng sức người.
Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp
Cấu tạo của xe đạp đơn giản bao gồm 3 phần chính đó là hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Mỗi một hệ thống lại có nhiều bộ phận nhỏ cấu thành nên. Với hệ thống chuyển động chúng ta có hai bánh trước, sau, ổ bi, hai trục, đĩa ổ líp, dây xích, ổ bi giữa, trục giữa, bàn đạp, khung xe. Hệ thống điều khiển gồm có ghi đông với hai tay cầm mà chúng ta vẫn gọi là tay lái, bộ phận phanh giúp người lái xe điều chỉnh tốc độ, hãm tốc độ của xe lại khi cần. Hệ thống chuyên chở gồm có yên xe, giỏ hàng và bộ phần đèo hàng. Yên xe chính là vị trí ngồi của người điều khiển xe đạp. Giỏ đựng hàng được đặt phía trên bánh trước còn dàn đèo hàng đặt ở phía trên của bánh sau. Bên cạnh các bộ phận như đã kể trên thì xe đạp còn có bộ phận chắn bùn giúp cho quá trình di chuyển nếu người điều khiến có lỡ đi vào vũng nước, vũng bùn thì nước bẩn cũng không bị bắn lên người. Với cấu tạo đơn giản, cách vận hành của xe đạp cũng rất đơn giản. Chỉ cần người điều khiển ngồi lên xe, giữ vững tay lái sau đó dùng chân dẫm lên hai bàn đạp, dùng sức tạo chuyển động quay tròn cho bàn đạp thì xích xe cũng sẽ dịch chuyển, tác động lên bánh sau của xe khiến cho xe dịch chuyển tịnh tiến. Tốc độ đạp xe nhanh hay chậm tùy thuộc vào người điều khiển dùng nhiều sức hay ít sức.
Trước đây khi xe máy vẫn còn quá đắt đỏ so với kinh tế của người dân Việt Nam thì xe đạp vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu. Khác với các phương tiện hiện đại, xe đạp không cần đổ xăng vẫn có thể chạy. Chính vì thế mà loại xe này vô cùng thân thiện với môi trường. Khi có nhu cầu sử dụng, người điều khiển xe đạp sẽ cần dùng sức của mình để cho xe chạy. Đây cũng là một cách giúp con người vận động, luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Trong chiến tranh, xe đạp là phương tiện giúp con người vận chuyển lương thực, vũ khí ra chiến tuyến. Trong thời bình, xe đạp tiếp tục là phương tiện giúp con người di chuyển. Ngày nay, khi xã hội phát triển, đời sống được cải thiện, nhiều người sử dụng xe máy, ô tô hay các phương tiện công cộng để đi lại. Tuy nhiên, chúng có nhiều hạn chế bởi so với xe đạp, những phương tiện kia không thể di chuyển được trong các ngõ ngách nhỏ. Đối với học sinh, xe đạp vẫn là phương tiện chính đồng hành cùng các bạn nhỏ tới trường mỗi ngày.
Đi xe đạp vừa an toàn, vừa giúp bảo vệ môi trường lại khỏe người thì còn gì bằng. Đây chính là lý do vì sao mà các phương tiện giao thông khác có phát triển như thế nào thì xe đạp cũng vẫn không bị xóa bỏ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Văn lớp 8: Phân tích đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng hay nhất đầy đủ
Trong các chương của tập hồi kí, “Trong lòng mẹ” là áng văn trữ tình [...]
Th12
Văn lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
Vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác [...]
Th12
Suy nghĩ về câu nói "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
Bạn thấy không, mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống mà họ muốn, [...]
Th12
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo
Lịch sử Việt Nam từ thuở khai sinh đến những năm hiện đại, đổi mới [...]
Th12
Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài viết số 7 lớp 8 đề 1
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn rằng: “Non sông Việt Nam [...]
Th12
Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy(bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi
Thời gian luôn đi theo vòng tuần hoàn miên viễn của nó. Đông qua rồi [...]
Th12