Phân tích truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Phân tích truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Bài làm

Thạch Lam là một cây bút tài năng của nhóm Tự lực văn đoàn. Trong số những tác phẩm của ông không thể không nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Truyện cũng đã thể hiện được niềm thương xót với những kiếp người như thật nghèo khổ, những kiếp người sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ. Đồng thời, thông qua tác phẩm nhà văn cũng đã lại thể hiện được được thái độ, lòng thương xót của mình với nhân vật mà suy rộng ra đó là một kiếp người trong xã hội cũ.

Người đọc có thể nhận thấy được khi đọc truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam thì trước hết chúng ta có ấn tượng về cuộc sống lụi tàn, đó là một cuộc sống tù túng của những kiếp người sống nghèo đói, của những kiếp người như cũng thật quẩn quanh, không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ. Ngay từ cách mở đầu cũng đã cuốn hút người đọc với một đoạn văn miêu tả giống như một bài thơ, thấm đẫm chất trữ tình vật. Đó là một buổi chiều có tiếng trống thung không, phương Tây thì đỏ rực và có những đám mây ánh hồng,…Thực sự đọc đoạn mở đầu ta nhận thấy được văn chương của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, câu chữ lại không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách, thế nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu đồng thời cũng như lại vừa uyển chuyển biết bao nhiêu. Ta như nhận thấy được một cảm xúc vô cùng bình dị mang cốt cách Việt Nam.

Hình ảnh ngày tàn thì phố huyện cũng hiện ra trong một buổi chợ tàn, khi đó thì Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép thế rồi buổi tối đến dọn hàng nước chè tươi, đồng thời như thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng hóa thì vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng chị cũng chả kiếm được bao nhiêu. Phía xa kia là hình ảnh bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cáỉ thau để trước mặt, bác như cũng cứ góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Rồi còn bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, cũng lại có tiếng cười khanh khác tiếng cười như cũng thật ghê sợ, nhất là sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti bà cụ dường như lại đi lần vào bống tối. Hình ảnh chị em Liên phải thức để trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, và mẹ của Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở lý do vì thầy Liên mất việc. Thế nhưng bán hàng cũng chẳng ăn thua gì, Liên cũng vô cùng thương mấy đứa trẻ nghèo, nhưng Liên lại không có tiền để mà cho chúng nó. Cuộc sống nghèo khó khiến cho Liên và An – em trai Liên như luôn nhớ về một miền ký ức như cũng đã xa vãng. Đó là ngày gia đình Liên được sống vui vẻ ở Hà Nội, thỉnh thoảng được bố mẹ cho đi bờ hồ chơi và uống những cốc nước xanh đỏ. Thế mà giờ đây thì cả phố huyện như cũng cứ ngập chìm trong cảnh tối tăm và nghèo khổ.

Xem thêm:  Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.

 

phan tich truyen ngan hai dua tre cua thach lam 1 - Phân tích truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Phân tích truyện ngắn Hai Đứa Trẻ

Chẳng mấy chốc, khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như chỉ thu vào ngọn đèn của chị Tí. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm, nhà văn nhắc đi, nhắc lại chi tiết ngọn đèn chị Tí tới 7 lần. Ta như nhận thấy được chính kết thúc truyện ta nhận thấy được đây chính là một hình ảnh gây ấn tượng, luôn luôn day dứt cuối cùng, đồng thời như cũng đã đi vào giấc ngủ của Liên cũng vẫn cứ là hình ảnh của một chiếc đèn con của chị Tý như chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Không quá đáng chút nào khi nói hảnh này chính là biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, lam lũ sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

Người đọc cũng có thể dễ dàng nhận ra được nhịp sống ở phố huyện này cứ lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt. Cứ ngày qua ngày, khi mà chiều nào chị Tí cũng dọn hàng ra ngay từ chập tối cho đến đêm, cho đến tối nào bác Siêu bán phở cũng phải ra nhóm lửa, gia đình bác Xẩm dường như cũng chờ khách và chị em Liên tối nào cũng tính tiền hàng và chờ đợi chuyến tàu đi qua, tất cả như cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh:

Xem thêm:  Nghị luận bàn về thái độ thiếu khiêm tốn giấu dốt trên cơ sở truyện cười Tam đại con gà

Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui cũng ngần ấy mặt người

Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại cũng ngần ấy chuyện

Tuy là thế nhưng phố huyện cũng cứ mong muốn một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Và quả thực đây cũng chính là một sự mong đợi mơ hồ này dường như càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của chính những nhân vật trong truyện. Họ sống mà không hay biết được ngày mai số phận mình sẽ ra sao nữa, thông qua đây ta nhận thấy có một niềm xót thương da diết cửa Thạch Lam dường như cũng đã lại thể hiện kín đáo ngay trong cách xây dựng cảnh và cái giọng văn đều đều và chầm chậm của ông. Ta như nhận thấy được chính việc phân tích cảnh ngày tàn, cảnh phiên chợ tàn và những kiếp người tàn trên đây giúp ta thêm hiểu được vì sao chị em Liên đêm nào cũng cô thức để chờ chuyến tàu đi qua.

Hai chị em cố thức chì vì mong muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Chính bởi vì với hai đứa trẻ, con tàu đâu chỉ là con tàu, hình ảnh con tàu như mang đến là cả một thế giới khác – đó là một thế giới khác hẳn, đối với Liên đồng thời cũng lại khác hẳn cái Vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu nữa. Thông qua đây mà chuyến tàu được Thạch Lam dường như cũng luôn tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, một cách vô cùng kỹ lưỡng theo trình tự thời gian qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An.

Hình ảnh đầu tiên của đoàn tàu là sự xuất hiện của người gác ghi sau đó là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, rồi bỗng cô nghe thấy tiếng còi xe lửa nó như cứ kéo dài ra theo ngọn gió vậy. Thế rồi hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe lúc này đây như cũng cứ rít mạnh vào ghi đồng thời như cũng được kèm theo với đó chính là một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa. Cảnh đoàn tàu như rầm rộ đi đến các toa đèn như sáng trưng, cảnh đoàn tàu đến như mang đến một thế giới khác. Thực sự đối với chị em Liên và có thể cả không ít người dân phố huyện, chuyến tàu đêm được xem chính là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Hình ảnh đoàn tàu thực sự như đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, một sự tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. Thế rồi riêng đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm lúc này đây cũng lại còn gợi nhớ về những kỷ niệm của ngày xưa sung sướng nơi Hà thành.

Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hình ảnh phố huyện dường như cũng đã lại rầm rộ lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Thế rồi đáng nói hơn đó chính là hình ảnh của những người dân phố huyện lúc này cũng cứ chỉ chính thức chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã qua. Khi chuến tàu qua thì phố huyện lại trở về phố huyện. Hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Ti lúc này đây cũng lại được hiển hiện trong trạng thái chập chờn của Liên trước khi mà Liên chìm hẳn vào trong giấc ngủ yên tĩnh giống như phố huyện đầy bóng tối. Nhà văn Thạch Lam thông qua việc miêu tả tâm trạng của Liên, ông thể hiện niềm trân trọng, thương xót đến tận cùng đối với những kiếp người nhỏ bé, sống trong nghèo nàn tăm tối.

Cũng chính bằng sự gắn bó với đất nước và dân tộc, bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế mà tác giả Thạch Lam đã đưa đến cho người đọc được những bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm biết bao nhiêu. Thông qua đó nhà văn còn thể hiện được sự xót thương những kiếp người sống quẩn quanh, đói nghèo và tăm tối và ông luôn trân trọng ước mơ dù nhỏ bé, dù mơ hồ của người dân phố huyện.