Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn cuối chương trình ngữ văn lớp 11 là bài ôn tập quan trọng để chúng ta tổng hợp và củng cố lại kiến thức của phần tập làm văn đã học. Cụ thể ở đây, chúng ta sẽ ôn tập lại các thao tác, kĩ năng để làm bài văn nghị luận. Qua bài Ôn tập phần làm văn này, chúng ta cần nắm được đặc điểm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác đó, luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận và viết tiểu sử tóm tắt bản tin. Ngoài ra, chúng ta sẽ ôn tập cách phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết đoạn văn, bài văn nghị luận sử dụng các thao tác nêu trên. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập phần làm văn.

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

I- Những nội dung kiến thức cần ôn tập

Câu 1 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Thống kê, phân loại, hệ thống hóa các bài học phần Làm văn:

1. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

2. Thao tác lập luận phân tích

3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích

4. Thao tác lập luận so sánh

5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh

6. Luyện tập kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

7. Bản tin

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Trao Duyên của Nguyễn Du hay nhất

8. Luyện tập viết bản tin

9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

10. Thao tác lập luận bác bỏ

11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

12. Tiểu sử tóm tắt

13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

14. Thao tác lập luận bình luận

15. Luyện tập thao tác bình luận

16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận

Câu 2 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Thao tác

Nội dung

Yêu cầu và cách làm

So sánh

So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng

Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí. Nêu rõ quan điểm của người viết

Phân tích

Chia tách, tháo gỡ những vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất của chúng

Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc

Bác bỏ

Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe

Bác bỏ luận điểm, luận cứ

Phân tích chỉ ra cái sai

Diễn đạt rành mạch, rõ ràng

Bình luận

Đề xuất ý kiến, thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét, đánh giá của mình

Trình bày trung thực, rõ ràng vấn đề bàn luận

Đề xuất được những ý kiến đúng

Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề

Xem thêm:  Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) lớp 11 đầy đủ hay nhất

Câu 3 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận:

  • Yêu cầu: Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
  • Cách thức: Đọc kĩ văn bản gốc và lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt, tìm cách diễn đạt lại luận điểm

Câu 4 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin:

  • Yêu cầu: Văn bản chính xác, cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
  • Cách thức: Viết về xuất thân, quá trình sống, sự nghiệp và những đóng góp của người đó

II- Luyện tập bài Ôn tập phần làm văn

Câu 1 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác:

  • Thao tác lập luận bác bỏ
  • Thao tác lập luận phân tích
  • Thao tác lập luận bình luận

=> Tác dụng: Giúp xem xét vấn đề một cách toàn diện, thuyết phục được người đọc, người nghe

Câu 2 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Phân tích nội dung câu: Thất bại là mẹ thành công

Cơ sở:

  • Không ai thành công mà chưa từng thất bại
  • Thất bại cho ta bài học, kinh nghiệm để không mắc lại sai lầm
  • Thất bại giúp con người rèn luyện ý chí, bản lĩnh

Ví dụ thực tế:

  • Edison thất bại nhiều lần mới sáng tạo ra bóng đèn
  • JK Rowling từng bị 12 nhà xuất bản từ chối tập truyện Harry Potter
Xem thêm:  Bình luận ý kiến: Trên đường đời, Hành lí con người cẩn mang theo là lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng

Câu 3 trang 124 SGK văn 11 tập 2:

Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ:

  • Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời: cho rằng đây là quỷ chứ đâu phải người=> Loại người rất hiếm, hầu như không có
  • Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo=> Hạng người hèn nhát nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất

Nguồn Internet