Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

Bài làm

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được xem chính là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra và trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đản lao động Việt Nam tại Việt Bắc vào tháng 2 – 1951. Với tác phẩm này thì Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định lòng yêu nước chính là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa còn thể hiện được thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyển thống yêu nước – một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Ngay từ phần mở bài thì tác giả cũng đã nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận vô cùng chính xác “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tát cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.  Thực tế trong cuộc sống chiến đấu và xây dựng thì ta nhận thấy được biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, nó được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Thế nhưng tình yêu nước được thể hiện rõ nhất là trong kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp cũng cần phải có sự phát huy tinh thần cao độ của sự đoàn kết thì mới có chiến thắng.

Trong đoạn trích để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả Hồ Chí Minh cũng đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh có thể so sánh lòng yêu nước. Đó là hình ảnh lòng yêu nước như đã kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mội sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Nếu để ý chúng ta nhận thấy được lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần và cae bằng đại từ thay thế nó, đồng thời như lại kết hợp các động từ có khả năng gợi cảm lớn được Bác sử dụng như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… tất cả điều này như đã làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước của nhân dân ta. Thêm vào đó chính là âm hưởng hào hùng của câu văn dường như có sức làm rung động trái tim muôn người. Thêm vào đó ta nhận thấy được cảm xúc sôi nổi luôn luôn nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh dường như cũng đã bộc lộ rõ trong từng câu từng chữ trong bài.

Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

phan tich bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta cua ho chi minh - Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

Phân tích bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Tiếp theo, để có thể dễ dàng chứng minh cho nhận định trên, tác giả thật khéo léo đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và cả ở trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp như để chứng minh. Qủa thực đó cũng chính là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng ai cũng nhớ mặt đặt tên. Mỗi người dân chúng ta luôn luôn có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi… Và họ là những người anh hùng dân tộc giúp cho đất nước ta có được thái bình cho nên chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc đó.  Trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước cùa dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa đồng thời là phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Thực sự chính lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng trong lòng mỗi người và không bao giờ cạn trong dòng máu mỗi người dân tộc Việt bao thế hệ.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Ngay từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, hay từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở trong vùng tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi thì ai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc. Hay vẫn còn đó là những chiến sĩ đang ngày đêm đối mặt với những trận mưa bom bão đạn nơi chiến trường cho đến công chức địa phương nhịn ăn để giúp bộ đội, chị em phụ nữ, người dân thì ở nhà tăng gia sản xuất để gửi ra tiền tuyến,… tất cả như đã thể hiện một sự sôi nổi, nhiệt huyết về lòng yêu nước của mỗi người.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

Ngay ở trong đoạn cuối văn bản tác giả Hồ Chí Minh cũng đã khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để có thể cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, đồng thời như cũng lại giúp người đọc người nghe hiểu được một cách dễ dàng hơn nữa. Đoạn cuối đó là “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kính đáo trong rương trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa ra là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Hồ Chí Minh cũng đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng.kín đáo và sôi nổi mãnh liệt nhất. Sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ cùng với bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng vô cùng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Thêm với đó là sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật tác giả sử dụng nhưng so sánh, thủ pháp nghệ thuật liệt kê hay lập cấu trúc và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao điều này khiến cho câu văn trở nên vô cùng nhịp nhàng và uyển chuyển cùng với âm hưởng hào hùng giống như một bản anh hùng ca, một lời hiệu triệu toàn quân, toàn dân chung tay đấu tranh và bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm:  Kể lại kỷ niệm với người bạn thân

Tóm lại ta đã nhận thấy được bài Tinh thần yêu nước của nhan dân ta dường như có sức thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân Việt ta. Có thể thấy được truyền thống anh dũng, sự bất khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp chắc chắn cũng đi đến thắng lợi cuối cùng. Cho đến ngày nay thì tinh thần yêu nước đó vẫn cứ có tác động đến mỗi người dân chúng ta trong xây dựng và bảo vệ đất nước thêm vững mạnh.