Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Bài làm
Chế Lan Viên được biết đến là một hồn thơ đặc sắc, ông có rất nhiều tác phẩm thơ hay và hấp dẫn, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Con cò”. Bài thơ Con Cò mang được một âm điệu đồng dao, nhịp thơ đằm thắm và vô cùng nhẹ nhàng nói về tình thương yêu của mẹ dành cho con.
Ngay ở đoạn 1 ta nhận thấy được hình ảnh của người mẹ hiền bế con thơ trên tay, mẹ đã cất lên lời ru bài quen thuộc mà ai ai trong chúng ta cũng được mẹ hát ru thuở còn thơ “Con cò bay lả bay la… Con cò mà đi ăn đêm…” . Khi mẹ nhìn con nhỏ “Con còn bế trên tay – Con chưa biết con cò” mà ở lòng mẹ dào dạt tình thương. Mẹ cũng rất thương con cò trong ca dao lận đận và mẹ cũng lại dành cho con bao chăm chút yêu thuơng. Mẹ cũng luôn chỉ mong muốn cho con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ mãi mãi:
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Chính mẹ cũng đã dành cho con thơ tất cả, đó là một cánh tay dịu hiền của mẹ. Thông qua đây ta nhận thấy được lời ru câu hát êm đềm của mẹ. Không chỉ thế mà còn là dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Thêm vào đó là những thủ pháp hoán dụ nghệ thuật được sử dụng cũng đã hình tượng tình mẫu tử bao la. Thêm vào đó ta nhận thấy được nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa, vỗ về cho con có được giấc ngủ ngon:
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
Thêm vào đó ta nhận thấy được điệp ngữ “ngủ yên” hay còn điệp ngữ “con chưa biết”và “con cò” dường như cũng cứ láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm, thật ngọt ngào, thiết tha dìu dịu đến lạ thường.
Tiếp đến là ở đoạn thơ thứ 2, hình ảnh người mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngon thật khiến người ta cảm động và như cảm nhận được một sự thư thái trong lòng “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”. Khi mẹ ngắm nhìn con thơ mà lòng mẹ dào dạt mong ước. Con sẽ lớn khôn, con đến trừơng đi học.
Con khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Cho dù mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ thì chắc chắn cuộc đời con nhiều sáng tạo, con cũng sẽ cứ mãi mải miết chuyên cần bay hoài không nghỉ. Hình ảnh cánh cò trắng bay lượn như thay lời của tác giả đã thể hiện ước mơ đẹp của mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con. Người con cũng sẽ nối chí cha và đó cũng chính là một câu hỏi khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền yêu dấu:
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
Cuối cùng là đoạn thơ cuối, tiếng ru con, lời ca, tiếng hát của mẹ hiền cất lên dào dạt, mênh mang mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm. Bởi người mẹ dường như cũng cứ nghĩ về cuộc đời của con mai sau, và tình thương yêu của mẹ chắc chắn cũng không thay đổi mà cứ mãi yêu con mãi mãi. Điều đó cũng thật giống như một lời nguyền của mẹ:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Nhà thơ Chế Lan Viên dùng chữ “dù”, chữ “vẫn” thật tài tình khi đã khéo léo được điệp lại. Thông qua đó ta nhận thấy được chính ý thơ được khẳng định rõ ràng và cả tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Chẳng có gì cao hơn núi cũng chẳng có gì sâu hơn biển, và cũng chẳng có gì bao la bằng lòng mẹ thương con cả.
Người đọc cũng nhận thấy được ở ohần cuối, lời thơ thấm đượm chất triết lí trữ tình nồng hậu. Khi người mẹ cứ luôn nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau. Thế rồi người mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé, đáng thương trong cuộc đời biết bao nhiêu khó khăn và thử thách đang đợi con phía trước:
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Thông qua bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên cũng chính là một bài thơ có đề tài nhỏ thế nhưng lại mang được ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ đã ca ngợi tình mẹ bao la, đồng thời cũng đã lại nói lên tình thương cuộc đời tình thương của người mẹ luôn luôn rất nhân hậu thương yêu con mãi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Văn lớp 8: Phân tích đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng hay nhất đầy đủ
Trong các chương của tập hồi kí, “Trong lòng mẹ” là áng văn trữ tình [...]
Th12
Văn lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
Vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác [...]
Th12
Suy nghĩ về câu nói "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
Bạn thấy không, mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống mà họ muốn, [...]
Th12
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo
Lịch sử Việt Nam từ thuở khai sinh đến những năm hiện đại, đổi mới [...]
Th12
Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài viết số 7 lớp 8 đề 1
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn rằng: “Non sông Việt Nam [...]
Th12
Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy(bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi
Thời gian luôn đi theo vòng tuần hoàn miên viễn của nó. Đông qua rồi [...]
Th12