Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bài làm

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một nhà thơ những cũng là một nhà văn, nhà giáo ông từng có thời đi dạy học và được nhiều học trò kính trọng bởi tài năng vào đức độ của mình. Bài thơ “Ông Đồ” được nhà thơ Vũ Đình Liên viết theo thể thơ ngũ ngôn năm tiếng, lối viết phóng khoáng theo phong cách thơ mới.

Bài thơ “Ông đồ” thể hiện nỗi buồn của tác giả với những thứ vốn là truyền thống là tinh hoa của dân tộc ta một thời nhưng đã bị cuộc sống làm cho mai một dần đi, biến mất và không còn tồn tại nữa chỉ là dĩ vãng tươi đẹp trong quá khứ mà thôi. Mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ lên bức tranh ông đồ già với thời hoàng kim của mình được trọng dụng, yêu mến được ca ngợi thán phục về tài năng.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ

Trong khổ thơ đầu tiên này người đọc cảm nhận được một hình ảnh quen thuộc “mỗi năm” khi mà xuân về trong những dịp lễ tết nguyên đán người ta đều thấy hình ảnh ông đồ già quen thuộc với những đồ dùng của mình như mực tàu, giấy đỏ, để viết chữ cho mọi người. Ở Việt Nam chúng ta ngày xưa trong những dịp tết mọi người thường có thói quen được xin chữ thư pháp, một loại chữ Nho để về treo trong nhà cầu mong vận may, sự bình yên sẽ tới với những người thân trong gia đình của mình.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc khen ngợi tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

cam nhan ve bai tho ong do cua vu dinh lien - Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nhận về bài thơ Ông Đồ

Trong khổ thơ thứ hai này tác giả đã thể hiện hình ảnh ông đồ khi viết những nét chữ trên giấy như tạo múa trên từng nét chữ tựa như rồng bay, phượng múa, thể hiện một thời kỳ vô cùng tươi đẹp của nghề ông đồ, được người ta ca tụng, xếp hành để xin chữ của mình về treo trong nhà.

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Nhưng trong khổ thơ này ta thấy thời thế đã đổi thay đã khác với ngày xưa, chữ Nho Hán đã không còn được trọng dụng nữ, bởi thời kỳ phong kiên đã lụi tàn, mà thay vào đó là chế độ thực dân phong kiến. Đất nước rơi vào một thời kỳ nhiều biến động hỗn loạn, nước ta trở thành thuộc địa của Pháp và bối cảnh lịch sử làm cho những trào lưu mới mẻ của Tây Phương cũng du nhập nhanh vào Việt Nam khiến cho những giá trị chuẩn mực cũ dần dần biến mất.

Thời xưa ông đồ chính là một người được yêu mến trọng dụng nhưng hôm nay thì không còn ai nhớ tới ông đồ già này xưa, khiến cho những đồ vật thân thuộc hôm nào cũng trở nên buồn ảm đạm.
Con người buồn cảnh vật cũng trở nên buồn ảm đạm, nhà thơ Vũ Đình line đã viết những câu thơ lay động lòng người, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng cô đơn, buồn hiu hắt.

Xem thêm:  Kể về người mẹ kính yêu của em

Năm nay dào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Trong khổ thơ này thể hiện một hình ảnh vàng son bị quá khứ vùi lấp, hình ảnh ông đồ ngày xưa được mọi người trọng dụng nay đã không còn nữa. Đất nước của chúng ta dưới thời đô hộ của Pháp đã có nhiều biến đổi khiến cho những con người vốn trọng những giá trị truyền thống phải đau đớn hối tiếc về một thời quá khứ của quê hương đất nước. Trong những câu thơ này phương pháp ẩn dụ, kết hợp với tương phản, nhân hoa đã tạo nên những câu thơ giàu sức biểu cảm với người đọc.

Bài thơ “Ông Đồ” của tác giả Vũ Đình Liên thể hiện tinh thần chứa chan tình cảm nhân đạo yêu những giá trị truyền thống của quê hương đất nước. Bài thơ “Ông Đồ” đã làm nên tên tuổi của nhà thơ Vũ Đình Liên trong nền thi ca Việt Nam.