Soạn bài đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh

Soạn bài đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh

Hướng dẫn

A.YÊU CẦU

Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh:

-Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.

-Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Cần nắm được bố cục bài văn thuyết minh (Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh; Thân hài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng; Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng).

B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC

Đề văn thuyết minh và cách làm bài vãn thuyết minh

I. Đề văn thuyết minh

Đọc các đề văn thuyết minh và thực hiện các yêu cẩu nêu bẻn dưới.

a)Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (Ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Phạm Văn Quyến…).

b)Giới thiệu một tập truyện.

c)Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d)Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e)Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g)Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến.

h)Giới thiệu về một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc…).

ị) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k)Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam.

l)Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm…).

Xem thêm:  Chứng minh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), có một tình yêu thương mẹ thật thắm thiết.

m)Giới thiệu về tết Trung thu.

n)Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

Yêu cầu:

-Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên.

-Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài ván thuyết minh.

Gợi ý

Các đề văn trên dều yêu cáu viết kiểu văn bản thuyết minh (có đề ghi rõ là thuyết minh nhưng có đế ghi là giới thiệu). Đối tượng thuyết minh là: một gương mặt trẻ của thể thao, một tập truyện, chiếc xe đạp, chiếc nón lá, chiếc áo dài Việt Nam, đỏi dép lốp trong kháng chiến, một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, một giống vật nuôi có ích, hoa ngày Tết, một món ăn dân tộc, tết Trung thu, một đồ chơi dân gian. Đề yêu cầu giới thiệu, chứng minh, giải thích về đối tượng chứ không phải kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm về đối tượng.

Đề (a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam, em cẩn giới thiệu được gương mặt trẻ đó cụ thê là ai, thành tích thi đấu của người đó, vị trí của người đó trong đội, trong nền thể thao nước nhà…

Đề (b) Giới thiệu một tập truyện, em phải giới thiệu được tên tập truyện, nơi xuất bản, năm xuất bản, hình thức trình bày (khổ giấy, bìa, tranh ảnh…), nội dung, ý nghĩa tập truyện, có thê tìm mua ở đâu,…

Đề (e) Thuyết minh về chiếc xe đạp, em cần trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe dạp; vị trì, tác dụng của phương tiện này trong đòi sống con người.

2.Cách làm văn thuyết minh

Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.

XE ĐẠP (SGK, tr. 138- 139)

Câu hỏi:

a)Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?

b)Chí ra ở phần Mở bài, Thần bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần.

c)Để giới thiệu vể chiếc xe đạp, bài viết đà trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào? (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?)

d)Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?

Gợi ý

a)Đối tượng thuyết minh của bài vãn là chiếc xe đạp.

b)Bố cục:

-Mở bài (đoạn văn đầu): Giới thiệu khái quát vẻ xe đạp.

-Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”): Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.

-Kết bài (còn lại): Tiện ích, vị trí của xe đạp trong đời sống.

c)Giới thiệu vé cấu tạo của chiếc xe đạp:

-Hệ thống truyền động.

-Hộ thống điéu khiển.

-Hệ thống chuyên chở.

Giới thiệu các bộ phận như trên là hợp lí, tạo thuận lợi để nói về cơ chế hoạt động của xe đạp. Nếu giới thiệu theo lối liệt kê như: bánh xe, càng xe, khung xe, xích, líp, đĩa, bàn đạp của xe,… thì sẽ rất khó trình bày cơ chế hoạt động của xe đạp.

d)Phương pháp thuyết minh trong bài: phân loại, phủn tích (khi chia ra các hệ thống: truyền động, điều khiển, chuyên chở ở phần Thân bài). Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp liệt kê (ví dụ: Hệ thống truyền dộng gồm khung xe, hàn đạp, trục giữa, Ổ hi giữa, dây xích, dĩa, Ổ ỉíp, hai trục và Ổ hi hai hánh trước sau); dùng số liệu (ví dụ: Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần dường kính Ổ líp); nêu định nghĩa (ví dụ: Xe đạp là phương tiện giao thông giàn tiện nhờ sức người).

Xem thêm:  Thuyết minh về bánh xèo

PHẦN LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Lập ý và dàn ý cho để bài: "Giới thiệu vể chiếc nón lá Việt Nam”.

Gợi ý

Tham khảo dàn ý sau:

a)Mở bài

Nêu một định nghĩa vể chiếc nón lá Việt Nam.

b)Thân bài

-Hình dáng của nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón gồm có những bộ phận nào? Vùng nào nổi tiếng vể nghề làm nón? (Ví dụ: nón Huế, nón Quảng Bình, nón Hà Tây – làng Chuông…)

-Giá trị sử dụng của chiếc nón lá trong cuộc sống của người Việt (che nắng mưa). Giá trị văn hóa của nón (vật trang điểm, làm duyên của phụ nữ; làm quà tăng; làm đạo cụ trong biểu diễn nghệ thuật). Ý nghĩa biểu tượng của chiếc nón lá Việt Nam?

-Em có nghĩ rằng nón đà trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam không?

c)Kết bài

Cảm nghĩ vẻ chiếc nón lá Việt Nam. Cần giữ gìn nghề làm nón lá.