Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng
Bài làm
Bác Hồ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam ta, Người không chỉ có tài lãnh đạo mà còn là một nhà văn hóa, một thi sĩ. Người có rất nhiều tác phẩm hay và độc đáo trong đó không thể không nói đến bài thơ Rằm Tháng Giêng.
Vào rằm tháng Giêng năm 1948 thì Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Khi mà cuộc họp tan thì đêm đã khuya, lúc này thì nhìn ra bầu trời đêm nổi bật nhất chính là ánh trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la đất trời. Ta như nhận thấy được cảnh sông núi trong đêm lúc này đây cũng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Thêm với đó thì cảm hứng dâng cao, Bác Hồ đã viết bài thơ lấy tiệu đề là Nguyên Tiêu – Rằm Tháng Giêng.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy được nếu như ở trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thẳm, thì ở bài Rằm Tháng Giêng thì Bác tả cảnh trăng trên sông nước vô cùng lung linh và đẹp đẽ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng
Ta như nhận thấy được ở đây một vầng trăng tròn đầy, vầng trăng như cũng đã lại tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và cũng tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời trông thật đẹp biết bao nhiêu. Mùa xuân đến nhuốm sắc xuân cho vạn vật, ngay cả hình ảnh sông xuân, nước xuân và cả hình ảnh trời xuân nối tiếp, giao hòa để có thể tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống. Cảnh vật lúc này đây như cũng làm náo nức lòng người. Thêm vào đó thì điệp từ xuân được lặp đi lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui nhất, đẹp nhất.
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Ở trên một chiếc thuyền đã được thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng, lúc đó thì Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng đang luận bàn việc quân, việc nước. Ta như thấy được công việc nước thực sự trọng đại và nhất là lại trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn và đầy gian khổ. Thế nhưng gian khổ không làm vơi đi biết bao nhiêu cảm xúc, cũng như khơi dậy trong thi hứng trong lòng Bác. Khi buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm thì ánh răng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) cứ mãi đang tỏa sáng.
Hình ảnh sông nước ở trong đêm lúc này đây cũng cứ lại càng thêm thơ mộng.D Ta như nhận thấy đượ hình ảnh của dòng sông trở thành dòng sông tẳng và con thuyền cũng dường như trở đầy ăm ắp ánh trăng. Đứng trước đêm trăng đẹp, ta như nhận thấy được một tâm hồn Bác lâng lâng. Bác cũng đã thả hồn hòa nhập với thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, đó là một người bạn tri âm, tri kỷ. Ở trong lòng Bác dường như dâng trào một niềm vui, tất cả niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng và của kháng chiến. Trong bài thơ Rằm Tháng Giêng thì hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng như cứ lướt nhẹ trên chính dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có được một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Cũng phải có một phong thái ung dung tự tại và thêm với đó chính là một niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì Bác mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt, điều này khiến trong thơ Bác càng thêm hấp dẫn hơn.
Tóm lại thì bài thơ Rằm tháng Giêng có được một âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui dường như cũng đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, nhẹ nhàng. Bài thơ đồng thời là một dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhà văn hóa và là một thi nhân giàu cảm xúc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Văn lớp 8: Phân tích đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng hay nhất đầy đủ
Trong các chương của tập hồi kí, “Trong lòng mẹ” là áng văn trữ tình [...]
Th12
Văn lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
Vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác [...]
Th12
Suy nghĩ về câu nói "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
Bạn thấy không, mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống mà họ muốn, [...]
Th12
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo
Lịch sử Việt Nam từ thuở khai sinh đến những năm hiện đại, đổi mới [...]
Th12
Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài viết số 7 lớp 8 đề 1
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn rằng: “Non sông Việt Nam [...]
Th12
Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy(bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi
Thời gian luôn đi theo vòng tuần hoàn miên viễn của nó. Đông qua rồi [...]
Th12