Kể về việc em làm đã khiến bố mẹ phiền lòng


Kể về việc em làm đã khiến bố mẹ phiền lòng – Bài 1

Nhà tôi có hai chi em, tôi là chị còn em trai kém tôi 3 tuổi. Bố mẹ rất chiều em trai tôi, và nhiều lần thiên vị cho em tôi mà trách mắng tôi. Cũng chính vì điều đó mà tôi đâm ra đố kị và hay tranh dành với em, và đã có lần tôi làm bố mẹ đau laongf vì chuyện của hai chị em.

Hàng ngày nếu hai chị em tôi cùng ở nhà thì kiểu gì cũng xảy ra chuyện tranh cãi nhau. Nếu hai chi em tranh nhau đồ gì mẹ tôi sẽ bảo:

– Con là con gái, lại là chị thì cần phải nhường nhịn, chứ ai lại chấp với em từng li từng tí vậy. Với lại em nó vẫn còn bé, tính nó trẻ con hay trêu chọc, con đừng chấp.

Mẹ nói thế làm tôi bực hơn, lúc đó tôi chỉ nghĩ được là mẹ quá thiên vị cho em, không thương tôi bằng em. Cho tới một hôm, có một chuyện xảy ra. Sáng sớm hôm ấy, tôi moi tiền ở con lợn ra 10.000 đồng, định bụng chiều sẽ khao lũ bạn vì tôi vừa được điểm cao trong kì thi 8 tuần. Tôi cẩn thận cất tiền vào một chỗ rồi vội vã đi học bài. Đến trưa, trước khi đi nấu cơm, tôi kiểm lại tiền để chốc nữa sẽ đi qua chợ mua các thứ mang tới lớp. Nhưng tiền tôi để ở bao kiểm tra đã không cánh mà bay. Tôi sửng sốt dốc cả bao kiểm tra ra, cẩn thận tìm lại một lần nữa, rồi tôi tìm khắp cả trong cặp vẫn chẳng thấy đâu. Rõ ràng tôi đã bỏ tiền vào trong cặp mà, hay là… hay là em tôi nó đã lấy. Đúng rồi, nhà chỉ có hai chị em mà nó thì học ở trên gác xép, nơi tôi để cặp, còn tôi học ở dưới nhà. Vậy không nó thì còn ai vào đây, với lại chẳng lẽ tiền nó có cánh mà bay ra khỏi túi tôi à?

Nghĩ thế, tôi vội vã chạy lên, tức tối quát:

– Hùng! Em lấy tiền của chị phải không?

– Không… em… em…

– Mày nói dối. Gớm, là một lớp trưởng ở trường tỏ vẻ gương mẫu mà không ngờ về nhà mày lại thế. Xấu ơi là xấu. Tao tưởng bố mẹ chiều mày vì mày ngoan, học giỏi. Ngoan mà đi lấy trộm tiền của người khác.

Tôi mắng như tát nước vào mặt nó, mắng nó với tất cả sự bực tức, ghen tị bấy lâu nay. Còn nó, nó chợt cúi xuống bàn bật khóc, mắt đỏ hoe. Mặc kệ, tôi vẫn nói, lòng tôi thầm nghĩ: “Nước mắt cá sấu ấy mà”.

– Tiền đâu, đưa đây cho tao!

Trưa hôm ấy, khi bố tôi về tôi đã ấm ức kể hết với bố: Nào là nó đã lấy tiền của tôi, tôi bảo nó còn chối và không đưa cho tôi. Bố tôi nghe vậy chắc giận lắm vì lâu nay bố vẫn nghiêm khắc với khuyết điểm. Bố gọi nó xuống rồi hỏi nó, vẻ giận dữ:

– Hùng! Tại sao con lại lấy tiền của chị?

– Con không lấy… không lấy mà bố – Nó lấm lét nhìn bố giọng có vẻ oan ức lắm.

– Không lấy thì ai vào đấy?

Đứng ở trong bếp tôi cũng thấy thương nó một ít nhưng vì sự ghen tức với nó bấy lâu nên tội lại thấy rất hả hê. Vừa lúc ấy mẹ tôi đi làm về, mẹ khẽ hỏi tôi:

– Có chuyện gì mà bố con có vẻ mặt không vui vậy.

– Dạ, bởi em Hùng lấy tiền của con, bố giận nên đánh cho em một trận. – Vậy à?

Thế rồi mẹ vội vã dựa xe ngoài sân để vào nhà. Mẹ bỗng gọi tôi:

– Thanh ơi có phải tiền của con đây không? Tờ 10.000 đồng mới cứng rơi ở ngoài sân đây này.

Xem thêm:  Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)

Tôi giật mình và chợt nhớ lại: “Ừ nhỉ! Bây giờ mình mới nhớ ra, lúc đó mình kẹp tiền vào quyển vở rồi ra sân học bài đã đánh rơi, thế mà mình cứ đinh ninh rằng ở trong bao kiểm tra”. Và tôi chợt nhớ lại mình đã nói với em thế nào, đã hả hê vô cùng khi em bị đánh. Một sự hối hận dâng lên trong tôi. Tôi vội vã chạy lên nhìn đứa em trai bé bỏng của tôi và nói lời xin lỗi. Em tôi đã không những trách mắng gì tôi mà còn chạy lại ôm lấy tôi. Tôi cảm thấy ăn năn vô cùng, xấu hổ với em vô cùng.

Kể từ lần đó tôi đã thay đổi thái độ đối với em tôi. Hai chị em chúng tôi rất yêu thương nhau, tôi nào cũng nô đùa với nhau một lúc rồi mỗi đứa lại ngồi vào bàn học riêng. Cũng từ lần đó mà tôi lại nhận ra em trai tôi tuy nhỏ nhưng đã có tấm lòng cao thượng, tôi lại càng xấu hổ và tự đó tôi đã thay đổi để làm một người chị gương mẫu, yêu thương em hơn.


Kể về việc em làm đã khiến bố mẹ phiền lòng – Bài 2

Đã hai năm trôi qua, giờ đây tôi vẫn nhớ về một câu chuyện đã làm tôi hối hận khôn nguôi. Câu chuyện đáng buồn đó xảy ra năm tôi lên lớp Sáu, mỗi khi nhắc hay nhớ lại, tôi cảm thấy như chuyện vừa mới xảy ra gần đây.

Năm tôi bắt đầu vào cấp II, tôi có rất nhiều bạn mới, và cũng thêm vào đó là môn Vật lí: môn học mà tôi “ghét cay ghét đắng”. Mỗi lần trống bắt đầu vào tiết là tôi thấy lo lắm, tôi sợ cô sẽ gọi mình lên bảng kiểm tra miệng. Có hôm cô gọi tôi lên bảng, tôi giật thót mình, mặt sợ sệt, lo lắng. Tôi bước lên bảng với khuôn mặt tái mét. Có mấy đứa cười tôi, nhìn tôi. Tôi cũng không hiểu tại sao tụi nó cười mình hay trên mặt tôi có nhọ chăng? Hóa ra không phải là mặt tôi có nhọ mà tụi nó đã biết thừa tôi không học bài cũ.

Các bạn biết không, tại môn Vật lí này đã sinh ra cái tật lười trong tôi. Và cũng phải cảm ơn nó đã cho tôi một bài học in dấu mãi trong lòng tôi khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ.

Trước ngày kiểm tra môn Vật lí, tôi lo lắm không biết ngày mai sẽ làm bài như thế nào, tôi cầu trời cầu Phật cho mọi việc êm ả. Không ngờ tôi đã quá chủ quan khi đọc đề cương ôn tập, cứ thoải mái chơi. Cuối cùng nó đã gây ra hậu quả mà tôi không ngờ tới.

Sáng hôm sau, bầu trời như tối sầm lại, tôi đến lớp với khuôn mặt lo sợ, căng thẳng. Ngồi trong lớp, cả bọn bàn tán mãi câu: “Cậu học Lí chưa, tiết đầu kiểm tra đó”. Bỗng tiếng trông vang lên bắt đầu vào tiết. Cửa phòng từ từ mở ra mà tim tôi đập mạnh gần như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cô giáo đi từng dãy để phát đề. Tôi nhìn vào đề mà mắt tròn xoe:

— Trời ơi, sao đề gì mà khó thế này!

Tôi ngồi đần ra, thằng bạn thân ngồi bên cạnh tôi thì thầm: “Ê! Không làm bài đi à, cả lớp làm rồi kìa”. Tôi cầm bút lên nhìn vào đề mà choáng váng, sợ hãi đến nỗi cầm bút còn không vững. Tôi ngồi cắn bút mà nghĩ:

— Thôi đã trót không học rồi thì cứ đánh bừa vào, trúng hay không còn tùy.

Thời gian trôi nhanh quá, vậy mà cũng đã hết tiết. Có đứa hỏi tôi: “Cậu làm tốt chứ”. Tôi đáp lại với giọng nói lo lắng và không chắc chắn: “À…, ừ tốt”. Vậy là cả buổi học hôm đó tôi ngồi với một tâm lí không hề thoải mái cho đến lúc tan học.

Xem thêm:  Kể về một thầy giáo mà em quý mến

Tôi vừa bước vào nhà, mẹ tôi đã hỏi:

— Hôm nay thi tốt không con?

Tôi vẫn chỉ đáp lại mẹ tôi một câu:

— Dạ! Tốt!

— Vậy thì lên tắm rửa rồi xuống ăn cơm đi con.

Tôi không nói không rằng đi thẳng lên phòng… Vậy là cả tối hôm đó tôi cứ thẩn thờ như người mất hồn.

Sau đó một tuần, cô giáo trả bài. Lần này không như các lần khác, cô đến từng bàn đưa bài cho chúng tôi. Cho đến khi cô đưa bài cho tôi, tôi mới hoảng hốt, chân tay lẩy bẩy, một con số 2 đập vào mắt tôi. Còn tệ hại hơn thế cô giáo nhắc cả lớp:

— Bài kiểm tra này cả lớp đưa về cho bố mẹ xem và kí vào bài, kể cả các bạn điểm tốt hay xấu.

Tôi không dám đưa bài này cho bố mẹ. Lại một hôm nữa tôi ngồi học mà chẳng thu thập được cái gì cho mình. Trên đường về nhà, vừa đi vừa nghĩ xem có cách nào có thể tránh tội được không, cuối cùng tôi đã đưa ra phương án rất táo bạo:

— Hay là mình cứ giấu bài trong ngăn bàn, khóa chặt lại, rồi ra sao thì ra.

Tôi về nhà chạy vọt lên phòng, khóa chặt cửa rồi bắt đầu kế hoạch cho tới lúc

bô gọi xuống ăn cơm. Ngồi ăn cơm, tôi ăn lấy ăn để rồi chạy lên phòng nhưng đột nhiên mẹ hỏi:

— Hôm nay đã trả bài kiểm tra Vật lí hôm trước chưa con?

Tôi ấp úng trả lời:

— Dạ chưa, chắc là tuần sau mẹ ạ.

Đến tối, mẹ tôi lên phòng bảo tôi mở bàn học ra để mẹ dọn sách vở cho gọn, tôi từ chối thẳng thừng:

— Thôi, thôi ạ, không cần đâu mẹ ạ, để hôm nào con tự dọn.

Cho đến hai ngày hôm sau cô giáo kiểm tra xem chúng tôi đã đưa cho bô” mẹ xem chưa, nhưng vẫn còn rất nhiều bạn chưa làm tròn nhiệm vụ cô giao, đa số là những bạn được điểm kém và dĩ nhiên, trong đó có tôi. Cô đã tạo cơ hội cho chúng tôi đến tuần sau. Vậy mà tôi vẫn cố gắng nói dối cho đến ngày hôm đó.

Đến tối, cô giáo gọi điện đến nhà tôi. Tôi lo sợ, chắc là chuyện điểm thi rồi, tôi không biết mẹ tôi nói chuyện gì với cô, chỉ biết sau đó mẹ gọi tôi xuống và hỏi tôi cặn kẽ. Tôi đã kể hết cho bố mẹ nghe, tối hôm đó tôi thấy bố mẹ tòi củng rất buồn…

Cuối năm, trong buổi tổng kết năm học, cô giáo nói với lớp tôi bằng giọng rất buồn:

– Cô rất tiếc, đáng lẽ cô sẽ đưa lớp ta thành lớp chuyên Lí và sẽ có một số bạn được vào đội tuyển nhưng chỉ vì một học sinh lớp ta mà cô đã thôi…

Tôi biết cô sẽ không nhắc đến tôi, cô không muốn cả lớp bàn tán về tôi. Nói thật, tôi cũng cảm thấy rất xấu hổ, vừa tiếc cho cả lớp vừa giận bản thân mình, vì mình mà cả lớp không được tuyên dương trước toàn trường.

Giờ đây, tôi đã là một học sinh của lớp chuyên Lí. Mỗi lần nhớ lại chuyện này, tôi vẫn tự hỏi tại sao ngày ấy tôi lại để mình tuột dốc đến như vậy. Chính sự tế nhi, khéo léo của cô giáo đã giúp tôi nhìn nhận lại bản thân mình, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trong học tập trở thành một học sinh ngoan, có thành tích cao trong học tập, trong đó có cả môn Vật lí mà tôi đã từng “ghét cay ghét đắng”.

Xem thêm:  Thuyết minh về một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn bát cú

Qua câu chuyện tôi kể trên, tôi chỉ mong các bạn hãy luôn phấn đấu trong học tập để không làm bố mẹ hay thầy cô phiền lòng.


Kể về việc em làm đã khiến bố mẹ phiền lòng – Bài 3

Tối hôm ấy, dù ngồi làm bài tập Toán nhưng đầu óc em cứ mải nghĩ về việc mình đã thua điểm trong trò chơi tấn công vào thành, em không thể tập trung vào việc học được.

Càng nghĩ càng tức vì em cho rằng mình chơi giỏi hơn bạn ấy. Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Hùng đỡ “kiêu”. Em đứng lên, gấp sách lại rồi nói với mẹ:

– Mẹ ơi! Bài Toán này khó quá! Mẹ cho con sang nhà Hùng để hỏi, mẹ nhé!

Mẹ đồng ý và dặn em về sớm đấy. Như con chim sổ lồng, em chạy vụt đi, cách nhà em chỉ vài trăm mét là tới nhà Hùng. Qua mấy điểm chơi điện tử, chỗ nào cũng lố nhố người. Nhìn quanh, không thấy ai quen, em rẽ vội vào.

Em chơi lại trò tấn công vào thành. Nhiều lần, số điểm cứ tăng dần, tăng dần cho tới lúc hơn được điểm của Hùng mới thôi. Đang say sưa quên cả thời gian thì chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến em giật mình:

– Nghỉ thôi cháu! Khuya rồi!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Đã hơn mười giờ rồi ư?! Chết thật!

Em vội vàng bảo:

– Bác tính tiền cho cháu!

– Sáu ngàn. Cháu đã chơi hai tiếng rồi đấy!

Lục hết các túi chỉ có bốn ngàn, em bôi rồi không biết làm sao, đành năn nỉ:

– Bác cho cháu nợ hai ngàn, mai cháu trả!

– Lần sau có tiền thì chơi, không tiền thì thôi, đừng thế nữa nghe cu cậu!

Em nóng bừng cả mặt vì ngượng nhưng đành chịu. Bước xuống lòng đường, cơn gió đêm mát lạnh làm cho em tỉnh hẳn. Niềm phấn khích lúc nãy chợt tan biến và nỗi lo ập đến. Trời ơi! Biết nói với bố mẹ thế nào đây?!

Đầu óc rối bời, vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra. Bất chợt có tiếng xe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm khắc của bố em cất lên:

– Toàn! Lên xe mau!

Hai đầu gối bủn rủn, em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

– Bố! Bố… đi tìm con ư?!

– Phải! Mẹ bảo là con đến nhà Hùng làm Toán và bố đã đến đó đế đón con.

Giọng bố lạnh lùng nhưng em biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ, khiến em choáng váng. Em vội leo lên xe để bố chở về nhà. Em đã nói thật mọi chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe. Ông gọi em đến gần và nhẹ nhàng khuyên nhủ:

– Tuổi trẻ thường hiếu thắng nhưng cháu đừng cay cú hơn thua với bạn như thế! Chơi để giải trí thì được, chứ đam mê đến xao nhãng học hành thì không nên, cháu ạ!

Em xin lỗi gia đình và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Thời gian trôi qua, em cố gắng giữ lời hứa, tập trung vào việc học hành. Do đó mà kết quả học tập khá lên nhiều. Bố mẹ vui vẻ cho phép em mỗi sáng chủ nhật được chơi trò chơi điện tử hai tiếng đồng hồ. Tất nhiên là em không quên rủ Hùng – người bạn thân thiết cùng đi.

Em vô cùng ân hận vì chuyện mình đã làm. Việc đó đã khiến bố mẹ lo lắng và mất lòng tin vào em rất nhiều. Em tự hứa với lòng mình là sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Sự dối trá sẽ khiến người xung quanh mất lòng tin vào bạn, vì vậy đừng bao giờ nói dối các bạn nhé!