Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
Bài làm
Trong cuốc sống của mỗi con người chúng ta cần có nhiều đức tính vô cùng quan trọng, cần thiết để tạo nên một con người thành công và có nhân cách, đạo đức. Trong đó, câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” chính là một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy giữ cho thanh danh của mình trong sách, không bị nhiễm những thói hư tật xấu, những thư nhơ bẩn trong cuộc sống có nhiều cám dỗ, nhiều cạm bẫy mà con người ta nhiều khi do mải mê mưu sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, nhân cách của mình.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” được giải thích theo hai vế với hai ý nghĩa nhằm hỗ trợ bổ sung cho nhau. Đói cho sạch nhằm nói con người dù đói khổ nhưng cần phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đừng vì đói mà cái gì cũng ăn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Rách cho thơm, dù mỗi chúng ta có nghèo khổ quần áo không được lành lặn thì cũng cần giữ vệ sinh giặt giũ, tắm rửa cho thơm tho. Nhưng bên cạnh đó câu tục ngữ còn có một ý nghĩa khác mở rộng. Đói cho sạch rách cho thơm chính là dù trong hoàn cảnh nào dù nghèo khổ, khó khăn mỗi chúng ta hãy giữ vững lập trường nhân cách, thanh danh của mình đừng vì một chút lợi lộc mà đánh mất giá trị của bản thân, đánh đổi danh sự nhân phẩm của mình vì một chút lợi ích người khác mang lại.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” khuyên con người ta dù trong hoàn cảnh nào thiếu thốn vất chất thì cũng nên giữ tấm lòng trong sạch, sống đúng chuẩn mực đạo đức đừng làm gì vi phạm những giá trị đạo đức, vi pham pháp luật ảnh hưởng tới nhân cách của mình. Trong cuộc sống có nhiều người nghèo khổ gặp khó khăn nhiều trong cuộc sống mưu sinh. Nhưng khi họ nhặt được của rơi sẵn sàng trả lại người đánh mất. Ví như một người phụ nữ làm nghề lượm ve chai nhưng đã tìm thấy năm triệu yên Nhật trong đôi thùng loa cũ và người phụ nữ này đã trình báo công an tìm lại chủ nhân của số tiền mà không hề tham lam, tư lợi cho riêng mình dù hoàn canrh sống của gia đình chị rất là khó khăn. Hành động của người phụ nữ này khiến chúng ta vô cùng nể phục, và nó đúng với câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” mà ông bà ta đã dạy dỗ. Dù cuộc sống của người phụ nữ nhặt ve chai đó nghèo khổ nhưng chị không hề tham lam tiền của của người khác. Mặc dù tiền đó không phải chị trộm cắp được mà nhặt được thì chị cũng không tham lam.
Giải thích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng có tấm lòng cao quý như người phụ nữ kia cón nhiều người khi đói khổ họ bần cùng rồi sinh ra làm bừa, trở thành kẻ trộm cắp, tham lam đồ của người khác. Nhiều người vì thiếu tiền mà phạm tội cướp giật, hoặc móc túi trở thành những thành phần bị xã hội lên án xa lánh điều này thật sự đáng buồn. Những người này đã không giữ được sự tinh khiết trong lòng mình, họ đã để những thứ vật chất nhỏ bé làm lu mờ đi nhân cách sống của mình. Không làm đúng lời dạy của ông bà ta “Đói cho sách rạch cho thơm”. Nhiều người con gái xinh đẹp nhưng nhà nghèo khổ nên sẵn sàng trở thành vợ bé của những ông già có nhiều tiền có gia đình để kiếm lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Họ sẵn sàng đánh đổi nhân cách để được sống một cuộc sống xa hoa, thoải mái về tiền bạc vật chất.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn thể hiện được vai trò ý nghĩa đúng đắn của nó. Đó chính là một lời khuyên vô cùng thấu đáo của ông cha ta muốn con cháu mình dù trong hoàn cảnh sống như thế nào cũng cần phải giữ được tấm lòng trung thực, thanh ao của mình, không nên bị vật chất, những thói hư tật xấu cám dỗ, đi vào con đường tha hóa tội lỗi. Bởi chỉ một lần sa chân ngàn đời ôm hận khi con người ta mất đi danh dự, đạo đức của mình thì mãi mãi không bao giờ có cơ hội quay lại làm người tử tế lương thiện.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Văn lớp 8: Phân tích đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng hay nhất đầy đủ
Trong các chương của tập hồi kí, “Trong lòng mẹ” là áng văn trữ tình [...]
Th12
Văn lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
Vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác [...]
Th12
Suy nghĩ về câu nói "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
Bạn thấy không, mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống mà họ muốn, [...]
Th12
Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo
Lịch sử Việt Nam từ thuở khai sinh đến những năm hiện đại, đổi mới [...]
Th12
Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài viết số 7 lớp 8 đề 1
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn rằng: “Non sông Việt Nam [...]
Th12
Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy(bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi
Thời gian luôn đi theo vòng tuần hoàn miên viễn của nó. Đông qua rồi [...]
Th12