Soạn bài đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) nằm trong tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du. Bằng ngòi bút tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, tác giả đã làm nổi bật tính cách của hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư. Đoạn trích không chỉ là thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả mà qua đó còn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi mà giá trị con người, giá trị đạo đức được đề cao. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) Ngữ văn 9 để có thể cảm nhận rõ hơn tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích, đồng thời cảm nhận rõ hơn tấm lòng của tác giả yêu ghét.. dành cho từng nhân vật của mình.

SOẠN BÀI ĐOẠN TRÍCH THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGỮ VĂN 9

I. Tim hiểu tác phẩm

1. Tác phẩm

Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

2. Bố cục tác phẩm

  • Đoạn 1: 12 câu đầu
  • Nội dung: Thúy Kiều báo ân
  • Đoạn 2: 22 câu cuối
  • Nội dung: Thúy Kiều báo oán

II. Hướng dẫn soạn bài đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) Ngữ văn 9

1. Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Mười hai câu thơ đầu nói về cảnh Thúy Kiều báo ân

  • Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người trọng tình trọng nghĩa. Đối với Thúc Sinh, nàng gọi chàng là “người cũ”, “cố nhân”, cho thấy nàng rất coi trọng chàng, đồng thời rất trân trọng việc chàng cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh. Cho dù có bao nhiêu vàng bạc cũng không thể hậu tạ sự cảm kích của nàng dành cho chàng
  • Trong cuộc đối thoại với Thúc Sinh, Thúy Kiều có nhắc về Hoạn Thư cho thấy nàng vẫn còn nhớ những vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng. Lời lẽ khi nói dành cho Thúc Sinh có phần trang trọng, sử dụng nhiều điển cố để thấy được sự ưu ái đồng thời thể hiện sự cảm kích của nàng, còn đối với Hoạn Thư nàng dành những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bỏ miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Xem thêm:  Phân tích cảm nhận bài thơ Ánh trăng lớp 9 của Nguyễn Duy

2. Câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Những lời đầu tiên của Thúy Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” thể hiện một thái độ quyết liệt, quyết tâm của Kiều trong việc trả thù.

3. Câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư tuy trong lòng có chút run sợ nhưng vẫn dùng lời lẽ ngọt ngào nói với Thúy Kiều. Thứ nhất, từ hai người không có cùng chung quan điểm, là kẻ thù của nhau, Hoạn Thư xóa ranh giới kẻ thù, cùng nhận “phận đàn bà” với Thúy Kiều, rằng những việc làm của mình chỉ là “ghen tuông thường tình”, rồi kể tới những việc mà cho rằng mình đã làm ơn như: Cho ra nhà gác viết kinh, không đuổi bắt khi nàng bỏ trốn,…Tỏ thái độ hối lỗi, mong tha thứ “riêng riêng những kính yêu”.
  • Các lí lẽ của Hoạn Thư đưa ra đã tác động tới Kiều rất lớn, đánh đúng vào tâm lý thương người và cảm thông của nàng, làm cho Thúy Kiều có phần nguôi ngoai khó lòng định tội.
  • Tính cách của Hoạn Thư: Là một kẻ khôn ngoan, thủ đoạn, tâm địa mưu mô, độc ác

4. Câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư đó là việc làm hợp lý vì:

  • Nàng là người lương thiện, tấm lòng rộng mở.
  • Nó phù hợp với tính cách của nàng
  • Những lời nói của Hoạn Thư đã tác động tới nàng.
Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 9, tập làm văn lớp 9

5. Câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Phân tích tính cách của Thúy Kiều: Kiều là người rộng lượng, thương người, có lòng vị tha và tình nghĩa sâu sắc. Những người giúp đỡ nàng đều được nàng báo ân, nhớ ơn. Nàng cũng là người không có bụng da hẹp hòi khi tha bổng cho Hoạn Thư, điều đó cho thấy nàng là người không có bụng dạ hẹp hòi, tính toán, không nhỏ nhen, cố chấp
  • Phân tích tính cách Hoạn Thư: Hoạn Thư là một kẻ nham hiểm, có tâm địa xấu xa, thủ đoạn. Dù trong tình cảnh bất lợi cho mình nhưng vẫn dùng những lờ lẽ ngọt ngào lay động được người khác.

III. Luyện tập bài đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư là:

  • Thúy Kiều: Tính cách nàng yêu ghét rõ ràng, đối với những người có ơn với nàng, nàng một mực báo ơn. Ngược lại với những kẻ bạc đãi nàng, nàng quyết tâm trừng phạt. Nàng là người vừa ôn hòa, hiền lành lại vừa cương quyết cứng rắn. Tuy nhiên, trước thái độ và những lời lẽ đầy sức thuyết phục của Hoạn Thư, nàng đã tha bổng. Điều đó cho thấy nàng là người thấu hiểu và có tấm lòng rộng lượng
  • Hoạn Thư: Hoạn Thư là người khôn ngoan, dù run sợ trước những lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn dùng những lí lẽ xảo trá để hòng làm nhẹ tội cho mình. Lợi dùng sự lương thiện và sự đồng cảm của Thúy Kiều để chạy tội cho bản thân.
Xem thêm:  Bình luận câu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Nguồn Internet