Phân tích bài thơ của chủ Hồ Chí MInh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người

Phân tích bài thơ của chủ Hồ Chí MInh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người

Hướng dẫn

Lưu ý:

1- Các tác phẩm (của Bác) mà em đã được học đã đọc là những tác phẩm nào? – ‘Nhật kí trong tù’, (‘Không ngủ được’, ‘Ngắm trăng’, ‘Đi đường’, ‘Ôm nặng’, ‘Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh’).Thơ tiếng Việt và thơ chữ Hán khác: ‘Tức cảnh Pắc-Bó’, ‘Cảnh khuya’, ‘Rằm tháng giêng’.

2- Vẻ đẹp tâm hồn phong phú cao cả của nhà thơ Hồ Chí Minh là:

– Tinh yêu nước.

– Tình thương người.

– Tình yêu thiên nhiên.

3- Kiểu phân tích – chứng minh văn học.

Có một tên người đẹp nhất: ‘Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ’.

Có một bài ca đẹp nhất, bài ca: ‘Ái Quốc’.

Có một hồn thơ đẹp nhất, hồn thơ Hồ Chí Minh.

Người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh còn là nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ 20. Trong khoảng 300 bài thơ Người để lại, thơ chữ Hán cũng như thơ tiếng Việt, ta cảm thấy vẻ đẹp tâm hồn phong phú cao cả của một cốt cách chiến sĩ – thi sĩ. Thơ của Bác Hồ là những bài ca, khúc hát đằm thắm, ngọt ngào, chứa chan tình yêu nước, tình thương người và tình yêu thiên nhiên.

1. Thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là những bài ca yêu nước. Bác đi tìm đường cứu nước ‘Những đất tự do, những trời nô lệ’,… Lúc nào Bác cũng sống trong tâm trạng: ‘Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước’ (Chế Lan Viên). ‘Nhật kí trong tù’ có bài thơ ‘Không ngủ được’’, bài thơ là tiếng lòng nhớ nước thiết tha. Nằm 168

Xem thêm:  Viết về cô giáo chủ nhiệm đáng yêu của chúng em

trong ngục tối, chân tay bị cùm, bị trói, Bác thao thức nhớ nước khônnguôi. Hồn nước thiêng liêng chập chờn trong tàm trí Bấc trong lúc trằn trọc và cả trong giấc mộng:

‘Canh bốn canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh’

BỊ đày đọa tù đày nơi xa xứ, rồi bị ốm nặng. Hai lần đau khổ đối với tù nhân. Đau khổ vì ốm nặng. Càng đau khổ hơn vì trước cảnh lầm than của dân tộc. Bài thơ ‘Ôm nặng’ thể hiện bi kịch của một chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước:

‘ ‘Ngoại cảm’ trời Hoa cơn nóng lạnh,

‘Nội thương’ đất Việt cảnh lầm than.

Ở tù mắc bệnh càng đau khổ.

Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!’

Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Bác sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Đêm đêm người thao thức lo lắng cho vận mệnh của Tổ quốc trong khói lửa, sự nghiệp kháng chiến ‘việc quân việc nước’ đè nặng lên đôi vai:

‘Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà’

(Cảnh khuya)

* ‘Lòng riêng riêng những bàn hoàn,

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng’

(Đi thuyền trên sông Đáy)

2. Tinh yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, phong phú và cao cả biết bao. Tinh cảm ấy đã làm phát triển tình thương người trong lòng Bác. ‘Tự do cho đất nước tôi! Tự do cho dồng bào tôi’ là mục tiêu phấn đấu suốt đời của Bác. Lòng nhân ái của Bác bao la. Trong tù phải nếm trải bao cay đắng, bị cùm trói, muỗi rệp, phải sống đọa đày trong đói rét,… thế mà Bác vẫn hướng tình thương tới đồng loại. Bác gọi mọi tù nhân là ‘nạn hữu’, người bạn cùng chung hoạn nạn. Bác thương một em bé Trung Hoa cất tiếng khóc trong ngục tối:

Xem thêm:  Biểu cảm về cây phượng chọn lọc hay nhất

‘Oa! Oa! Oa!

Cha trốn không đi lính nước nhà,

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,

Phải theo mẹ đến ở nhà pha’

(Cháu bé trong ngục Tân Dương)

Bác thương một người bạn tù da bọc xương chết nằm co quắp trong ngục lạnh. Bác nghĩ tới công sức vất vả của những phu phen ‘dãi nắng dầm mưa’ đã làm nên những con đường. Bài thơ ‘Người bạn tù thổi sáo’ cảm động nhất, biểu lộ một tình thương mênh mông. Người thì nhớ nước nhớ quê. Người bạn tù thì nhớ quê nhớ vợ. Người khuê phụ ngóng đợi người chồng đi tù mãi chưa về. Tiếng sáo buồn kết đọng lại ba tâm trạng buồn thương ấy:

‘Bổng nghe trong ngục sáo vi vu,

Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu,

Muôn dặm quan hù khôn xiết nỗi,

Lên lầu ai đó ngóng trông nhau’

3. Tình yêu thiên nhiên là một vẻ đẹp tâm hồn phong phú của hồn thơ Hồ Chí Minh. Bác có nhiều vần thơ trăng đẹp. Trong tù, không có rượu có hoa, Bác vẫn say mè thưởng trăng. Một tư thế ngắm trăng rất ung dung, thanh cao-

‘Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ’

(Ngắm trăng)

Trong kháng chiến chống Pháp, Bác ngắm trăng ‘Rằm tháng giêng’, ngắm cảnh sông nước, bầu trời mùa xuân:

‘Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’

Suối rừng, trăng, hoa, cổ thụ… hội tụ trong thơ Bác với bao tình yêu thương dào dạt: yêu chiến khu, yêu thiên nhiên tạo vật:

Xem thêm:  Cảm nghĩ về tình bạn trong cuộc sống

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

(Cảnh khuya)

‘Văn là người’.Thơ Bác là tâm hồn, trí tuệ, đạo đức, tình cảm của Bác. Lòng yêu nước, tình thương người, tình yêu thiên nhiên hội tụ và tỏa sáng trong tâm hồn Bác, trong thơ Bác. Vì thế, thơ Bác nuôi dưỡng tâm hồn ta bao cảm xúc nhân văn.

Theo Tacgiatacpham.com