Kể lại cuộc đi xem triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam – Bài viết số 2 lớp 9 đề 3

Chiến tranh đã qua đi từ lâu, nhưng những hậu quả nặng nề, những mất mát đau thương mà nó gây ra cho con người ở thời đại hòa bình vẫn còn là quá lớn khi vẫn còn những nạn nhân phải gánh chịu nỗi đau chất độc màu da cam. Những buổi triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam là một hành động giàu ý nghãi, giúp cho những thế hệ sau hiểu hơn về những hi sinh của thế hẹ cha ông, biết trân trọng những gì mình đang có. Trong bài viết, các em cần trình bày về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, tâm trạng, sự chuẩn bị của em trước chuyến đi, khung cảnh và diễn biến buổi triển lãm, một số hình ảnh gây ấn tượng cho em trong buổi triển lãm đó. Cuối cùng, các em nêu lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi kết thúc buổi triển lãm, lời tự nhắc nhở bản thân.

Dưới đây là một số bài văn mẫu kể lại buổi đi xem triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam các em có thể tham khảo:

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ VỀ BUỔI ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM.

Ở bất cứ thời đại nào, vì bất cứ lí do gì, chiến tranh cũng đều gây ra cho con người những vết thương khó có thể chữa lành. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã trôi qua với thắng lợi của dân tộc ta, hòa bình lập lại, đất nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội,  thế nhưng những đau thương mất mát mà tội ác của kẻ thù để lại vẫn còn quá lớn, khi vẫn còn những đứa trẻ mất mẹ, mất cha, những gia đình mất con, và đau đớn hơn cả là vẫn còn rất nhiều nạn nhân phải gánh chịu nỗi đau chất độc màu da cam. Là một người con may mắn được sinh ra trong hòa bình và có được cơ thể khỏe mạnh, tôi đã có dịp hiểu hơn về nỗi bất hạnh của họ nhờ cuộc đi xem buổi triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam.

Đi xem buổi triển lãm là kế hoạch hoạt động ngoại khóa của lớp chúng tôi sau kì thi cuối năm đạt kết quả tốt.  Từ trước đó một tuần, tôi đã luôn ở trong tâm trạng háo hức, mong chờ bởi nóng lòng muốn được tìm hiểu về những hi sinh của con người thời chiến, những di chứng chiến tranh mà người thời sau phải gánh chịu một cách rõ ràng hơn, thay vì chỉ được biết đến qua những trang sử, những lời kể của thầy cô.

Đó là một buổi sáng chủ nhật thời tiết thật đẹp. Ngồi trên xe, lớp chúng tôi nói chuyện rôm rả, bàn tàn xôn xao về những gì sẽ thấy ở buổi triển lãm. Chẳng mấy chốc mà đã đến phòng triển lãm, nằm trong một viện bảo tàng. Bước xuống xe, chúng tôi được dịp trầm trồ, ngạc nhiên trước vẻ uy nghi, thanh tĩnh của bảo tàng.

Đón chúng tôi là một cô hướng dẫn viên du lịch trong tà áo dài màu thiên thanh duyên dáng với giọng nói ngọt ngào, êm như ru. Nhờ có cô mà quá trình tìm hiểu của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cô đưa chúng tôi đi thăm từng khu của phòng triển lãm. Tranh ảnh và các hiện vật được bày trí một cách khoa học, sáng tạo, gây được cảm hứng và sự lôi cuốn cho người xem.

Xem thêm:  Soạn văn Bài 41: Con chó Bấc

Đứng trước các bức tranh, hiện vật, cả một thời đại đau thương, đen tối của dân tộc như hiện lên  trước mắt. Tôi có thể thấy được những tội ác dã man của kẻ thù khi rải hàng chục triệu hóa chất độc hại, trong đó có 43 triệu tấn chất độc màu da cam xuống miền Nam Việt Nam năm 1961. Nó không chỉ hủy diệt sự sống của cây cỏ, thiên nhiên mà còn gây ra những nỗi đau khôn tả đến tận ngày hôm nay và cả mai sau cho con người. Từ căm phẫn, trái tim chúng tôi lại thắt lại khi được cô hướng dẫn viên đưa đến khu vực lưu giữ những tấm ảnh, những thước phim thể hiện hậu quả nặng nề mà chất độc màu da cam để lại nên biết bao nạn nhân bất hạnh. Có những tấm ảnh đen trắng, có những tấm ảnh màu chỉ được chụp mới đây, tấm ảnh nào cũng là mất mát, là đau thương: Có những đứa trẻ vừa sinh ra đã mất chân, mất tay, trong hình hài dị dạng, có những người phải sống với những khiếm khuyết trong trí não, không thể phát triển, linh hoạt như người bình thường,… Dù như thế nào, hẳn nhiên họ đều phải chịu đựng những đau đớn khôn nguôi cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những hình ảnh ấy, nhiều bạn không thể cầm được nước mắt mà khóc nấc lên.

Chỉ có mấy tiếng đồng hồ buổi sáng, nhưng trước những hình ảnh tư liệu, những bằng chứng chiến tranh cùng với lời hướng dẫn của cô, chúng tôi như được sống lại thuở trước và cảm nhận tận cùng nỗi đau mất mát của những nạn nhân chất độc màu da cam.

Trên chuyến xe trở về, không khí như chùng xuống, lắng lại, mỗi bạn đều theo đuổi những suy nghĩ riêng. Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn chuyến đi này, vì đã cho tôi những cảm nhận chân thật nhất về sự hi sinh hào hùng của một dân tộc diệu kì “bốn ngàn năm sừng sững – Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, tôi hiểu rằng chiến tranh là khổ đau, là thương tổn, tôi biết trân trọng những gì mình may mắn có được, và thầm ước cho một thế giới hòa bình, cho những nỗi đau được sẻ chia, xoa dịu.

Cuộc đi xem buổi triển lãm về nạn nhân chất độc màu da cam này là một chuyến đi đầy ý nghĩa. Trong tương lai, tôi mong muốn có dịp đến nhiều buổi triển lãm lịch sử hơn nữa để mở rộng hiểu biết và cũng là mở rộng trái tim mình.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ VỀ BUỔI ĐI XEM TRIỂN LÃM VỀ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM.

  • “ Đất nước bốn nghìn năm
  • Vất vả và gian lao”

Những câu thơ của Thanh Hải có một sức dư ba ám ảnh rất sâu sắc có lẽ không chỉ với riêng tôi mà với bất cứ người con nào của Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Chỉ vẻn vẹn mười tiếng thôi mà như nói hết về cả một chiều dài lịch sử chiến đấu đầy đau thương và mất mát của dân tộc. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, chúng ta cuối cùng vẫn vững chân là một dân tộc độc lấp. Thế kỉ của công nghiệp hóa hiện đại hóa lên ngôi, các cường quốc Âu châu lăm le nhòm ngó. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược, chúng ta anh dũng chống Pháp. Hòa bình vừa lập lại trên mảnh đất hình chữ S chẳng được bao lâu, đê quốc Mĩ lại bắt đầu một thời kì khói lửa. Dân tộc Việt Nam nhỏ bé, đứng trước những kẻ thù bất bại của thời đại, vẫn không hề nao núng. Chúng ta đã chiến đấu, đã hi sinh, đã ngã xuống, đã quên mình để bảo vệ từng tấc đất ông cha.  Không có tội ác nào băng chiến tranh, không có tội đồ nào đáng chừng trị bằng kẻ khơi mào lên chiến tranh. Chiến tranh không chỉ có sức hủy diệt ngay khi nó đương diễn ra, mà mãi về sau nữa, những hậu họa mà nó để lại còn khiến biết bao kiếp người, kiếp đời lầm than, cơ cực. mẹ già mất con, vợ mất chồng, những đứa con mất cha,… Nỗi đau này chưa kịp qua thì những nỗi đau khác lại tới. Có những người, trở về sau chiến tranh, không còn lành lặn như lúc đầu. Có lẽ đáng thương nhất, thiệt thòi nhất là những nạn nhân của chất độc màu da cam. Thứ chất độc ăn sâu vào xương vào máu của ta, trở thành một thứ gen di truyền nguyền rủa cho những thế hệ sau, sau nữa. Mỗi con người cần sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống tổ tiên để lại. Và như thế, một cách hiên ngang nhất, hậu họa của chiến tranh vẫn cứ tồn tại mãi với dân tộc Việt Nam ta, trên những số phận nghiệt ngã mang tên: nạn nhân chất đọc màu da cam. Có rất nhiều những cuộc triển lãm về họ, để chúng ta hiểu hơn về những thương tổn và thiếu thốn mà những con người kém may mắn ấy phải chịu đựng. Và tôi trong một buổi hoạt động ngoại khóa của trường đã được tham dự một buổi triển lãm ý nghĩa như thế.

Xem thêm:  Bài viết số 2 lớp 7 văn biểu cảm

Đó là một ngày chủ nhật mùa đông. Tiết trời không quá lạnh nhưng có mưa nhẹ. Ngồi trên xe lớn tôi nói chuyện rất rôm rả, ai cũng mong chờ đến cuộc triển lãm. Chẳng mấy chốc, buổi triển lãm đã hiện ra trước mắt.

Hướng dẫn đoàn chúng tôi là một chị hướng dẫn viên trong tà áo dài duyên dáng, giọng nói trong trẻo và hết sức truyền cảm. Chị đưa chúng tôi đi xem từng phần, từng khu của buổi triển lãm. Biết bao điều thú vị đã hiện ra trước mắt chúng tôi.

Phòng triển lãm rất rộng,, được chia thành nhiều khu, mỗi khu có rất nhiều tranh ảnh và có cả hiện vật về nạn nhân chất độc màu da cam. Qua lời của chị hướng dẫn viên, chúng tôi được biết rằng nguồn cội của những mảnh đời bất hạnh ấy là vào năm 1961, tổng thống Mỹ J.F.Kenedy đã ký sắc lệnh rải hóa chất khai hoàng, diệt cỏ lên miền Năm Việt Nam hay còn được gọi là chất độc màu da cam. Tất thảy, Mỹ đã rải xuống miền Nam tổ quốc khoảng 86 triệu lít hóa chất diệt cỏ, trong đó có hơn 43 triệu lít chất độc màu da cam. Theo từng lời giới thiệu của chị hướng dẫn viên, chúng tôi lần lượt thấy những tấm ảnh đen trắng ghi lại hình ảnh những chiếc máy bay của kẻ thù đang rải chất độc hóa học để hủy diệt cây cối, hủy diệt mọi sự sống trên mặt đất của đất nước mình. Chất độc được rải xuống mảnh đất đan tộc ta với một lưu lượng dày đặc. Thứ hóa chất màu da cảm hủy diệt đó được rải đến đâu, sự sống lụi tàn đến đó. Khung cảnh tan hoàng, tiêu điều, trơ trọi, chết chóc như thể sự sống chưa bao giờ tồn tại ở nơi mà đứa con của ác quỷ đi-ô-xin vừa đi qua.

Xem thêm:  Kể vể một thầy giáo mà em quý mến

Tiếp đến chúng tôi được chị hướng dẫn viên giải thích về nguyên nhân và những hành động ác độc của kẻ thù trong quá khứ. Và sau đó chúng tôi được đưa đến khu triển lãm về những hậu quả đau thương mà chiến tranh hay chất độc hủy diệt đó để lại. Những tấm ảnh đen trắng, những thước phim tài liệu, có cả những tấm ảnh màu mới được ghi lại gần đây. Đó là hính ảnh cây cối lụi tàn, rùng cây trơ trọi, áo hồ, sông ngồi bị nhiễm độc nặng nề. Chị hướng dẫn viên chỉ cho chúng tôi xem hai bức hình ở hai thời điểm khác nhau của vùng bị rải chất độc màu da cam. Tấm ảnh thứ nhất được ghi lại trước khi quân địch rải hóa chất lên đất nước ta, cây cối xanh tươi màu mỡ, trên trời có chịm muông, dưới đất có con gà, con thỏ, xung quanh là những nếp nhà đang thổi cơm chiều trên bếp rạ… Một bức ảnh tràn đầy sự sống. Thế nhưng ở bức ảnh thứ hai, vẫn là vùng đất đó, cây cối trơ trụi, không một bóng người, không một thứ sinh vật nào sinh sống. Một vùng đất khi ho cò gáy, am u, chết chóc. Thật thương tâm và căm phẫn biết bao nhiêu!

Đau lòng hơn là khi chúng tôi được thấy những bức tranh, ảnh về những nận nhân của chất độc hóa học này. Đó là những người già, những thanh niên, thậm chí là những đứa trẻ, những em bé sơ sinh từ khi mới lọt lòng để phải hứng chịu những thương tổn ấy. Người nhẹ thì không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, có người thì không bao giờ có thể nghe thấy tiếng hát ru ầu ơ của bà, của mẹ. Người nặng thì mất đi đôi tay, hình nhân dị dạng, hay khiếm khuyết về tinh thần,…Dù ít dù nhiều, học cũng không thể có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Bên cạnh họ là những người thân ân cần ngày đêm chăm sóc động viên mà đôi mắt không thể nào kìm nén nổi những giọt nước mắt xót xa, tuyệt vọng. Chiến tranh qua đi để lại những đau thương mất mát cho biết bao người, biết bao mảnh đời, số phận. Sau cùng, chúng tôi được đến thăm quan khu trưng bày những tranh ảnh ghi lại những hoạt động cộng đồng dành cho những nạn nhân chất độc màu da cam. Đó là những chuyến thăm hỏi động viên, những cuộc phát động quyên góp vì nạn nhân chất độc màu da cam, những chương trình trò chuyện, sẻ chia của chính những nạn nhân để vơi bớt những đau thương, thiệt thòi mà mình và gia đình phải gánh chịu.

Buổi đi thăm quan triển lãm đã giúp cho chúng ta hiểu ra nhiều điều. Cuộc sống hiện tại mà chúng tôi đang có đã được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp cha ông. Chúng tôi càng may mắn hơn nữa vì là những con người lành lặn. Chúng tôi tự hiểu giá trị của cuộc sống hôm nay, tự nhắc nhở bản thân phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà ông cha đã trải qua đầy đâu thương mà cũng thật hùng tráng.

Chuyến đi thăm quan ý nghĩa ấy sẽ là một trong những hành trang tôi mang theo trong suốt cuộc đời.

Nguồn Internet