Dàn ý thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 9 chi tiết đầy đủ

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử hào hùng với những cuộc chiến lớn, những vị anh hùng dân tộc tuyệt vời. Để vinh danh họ, nhân dân và Nhà nước đã xây dựng nên những nơi tưởng niệm, những bảo tàng lịch sử. Và, nhắc đến vị anh hùng dân tộc vĩ đại, mỗi chúng ta đều ngay lập tức nghĩ đến Bác – vị Cha già của đất nước, một người đã vì nước vì dân mà bôn ba tận tụy cả một đời. Công lao to lớn của Người không sao kể hết, nơi nơi đều có những bảo tàng kể về cuộc đời hoạt động của Bác, những khu tưởng niệm… Nhân dân cả nước đã, đang và sẽ mãi luôn dâng lên Người niềm biết ơn vô hạn và sự kính trọng của mình. Và để tưởng nhớ mãi ngày Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng, để kỉ niệm những gì Người đã dành cho con dân miền Nam yêu dấu, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng bảo tàng đặc biệt mà chúng ta hay gọi là Bến Nhà Rồng. Khi gặp đề bài yêu cầu thuyết minh về nơi này, nhiều bạn học sinh cảm thấy khó viết và không biết viết sao cho ổn. Để có thể giải quyết được vấn đề này, trước khi bắt tay vào viết, chúng ta nên lập dàn ý để sắp xếp và lựa ý sao cho phù hợp. Tuy nhiên nhiều học sinh lại cho là rườm rà và bỏ qua. Vì vậy, tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết thuyết minh về Bến Nhà Rồng để các bạn học sinh tham khảo trước khi viết bài.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 9

I, MỞ BÀI

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Bến Nhà Rồng lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu ai đã từng ghé qua thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố hiện đại nhộn nhịp nhưng cũng rất xinh đẹp với nét lịch sử điểm xuyết nơi đây, thì ắt hẳn đều phải ghé qua thăm Bến Nhà Rồng – một bảo tàng trưng bày về khoảng thời gian làm Cách mạng của Bác Hồ và tình cảm của Người dành cho con dân miền Nam dấu yêu.

Mở bài số 2: Trong những bài học lịch sử về Bác, ta luôn nghe tới Bến Nhà Rồng, quen thuộc nhưng lại chưa được đặt chân tới tham quan. Bến Nhà Rồng – một bảo tàng đã khái quát lại một phần cuộc đời làm Cách mạng của vị Cha già dân tộc, quãng thời gian của Người với nhân dân miền trong.

II, THÂN BÀI

* Vị trí của Bến Nhà Rồng ở đâu?

  • – Tên chính thức: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu chưa từng đặt chân đến nơi đây, hẳn ai nghe qua cũng nghĩ đó là một bến thuyền, bến cảng.
  • – Vị trí: Bảo tàng nằm gần sông Sài Gòn, thuộc quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

* Lịch sử và khung cảnh Bến Nhà Rồng như thế nào?

– Tên gọi: Ngoài tên chính thức như hiện nay thì cái tên “Bến Nhà Rồng” phổ biến hơn cả. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau xoay quanh tên gọi này nhưng không rõ cái nào là chính xác nhất.

Xem thêm:  Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của những từ láy và nét độc đáo trong cách so sánh của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Lượm

– Thời gian xây dựng:

  • + Bến Nhà Rồng được xây vào ngày 04 tháng 03 năm 1863, từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries Impériales do Pháp giao phó, để thuận tiện cho công việc thực hiện chuyện thông thương với quốc tế trong khoảng từ năm 1864 đến năm 1955.
  • + Sau đó, qua thời gian, nơi đây trở thành một bảo tàng được xây dựng bởi nơi đây có cụm di tích kiến trúc đã đánh dấu một sự kiện lịch sử – chàng trai Nguyễn Tất Thành (sau này chính là vị Cha già vĩ đại của dân tộc) đã ra đi tìm đường cứu nước suốt hơn 30 năm.

–  Kiến trúc tòa nhà: Theo phong cách kiến trúc của phương Tây bởi ban đầu là do Pháp xây dựng cho công ty vận tải ấy. Ở trên nóc nhà là hai con rồng lớn được làm từ đất nung tráng men xanh với tư thế quay đầu ra phía xa, khác với kiến trúc “Lưỡng long chầu nguyệt” trước đây.

– Bên trong:

  • + Bảo tàng có tên gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh bởi bên trong trưng bày những chủ đề, bức tranh, bức ảnh, đồ vật liên quan đến Bác, về những năm tháng làm việc và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước trong những tháng ngày chiến tranh. Đồng thời, nơi đây gần sông Sài Gòn, cũng là nơi Bác ra đi tìm hình của nước vào ngày 05 tháng 06 năm 1911.
  • + Bên trong được trưng bày rất khoa học và theo trình tự nhất định. Các hình ảnh được chia theo một mốc thời gian. Từ những bức tranh đến những bức ảnh chỉ với 2 màu đen trắng nhưng vẫn đủ để mỗi người con đến nơi đây cảm nhận được tình cảm mà Người dành cho đất nước này, cho mỗi người dân dải đất này.
Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)

– Hoạt động của Bến Nhà Rồng:

  • + Bảo tàng còn kết hợp cùng một số trường Tiểu học, Trung học cơ sở tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về Bác, về quãng thời gian hoạt động cách mạng của Bác tại bảo tàng.
  • + Mỗi ngày nơi đây đều đón khá nhiều khách tham quan, luôn cố gắng tổ chức trưng bày các chủ đề lưu động, thay đổi theo thời gian về vị Cha già dân tộc, tổ chức các buổi tọa đàm khoa học, các buổi giao lưu trao đổi…

* Ý nghĩa của Bến Nhà Rồng ra sao?

  • – Nơi đây là nơi đã phản ánh, nói lên được phần nào một phần cuộc đời của Bác, để mỗi chúng ta thấm thía hơn công lao và tình yêu của Người, trân trọng hơn thời khắc hào bình mình đang hưởng thụ.
  • – Không chỉ vậy, nơi đây còn chứa chan tình cảm của mỗi người con miền Nam dành cho Bác, qua từng kỷ vật, bức tranh…

III, KẾT BÀI

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Bến Nhà Rồng.

Nguồn Internet