Vấn đề môi trường sống của chúng ta hiện nay

Vấn đề môi trường sống của chúng ta hiện nay

Hướng dẫn

  • Mở bài:

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế là môi trường sống của chúng ta đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Dù con người đã rất nỗ lực bảo vệ và phục hồi môi trường tự nhiên, cải tạo môi trường xã hội nhưng vẫn không thể làm cho nó tốt hơn. Thậm chí, tại nhiều quốc gia trên thế giới, môi trường tự nhiên không còn khả năng phục hồi. Môi trường xã hội bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng to lớn đến con người. Vấn đề môi trường sống đang gây sựu chú ý của cả nhân loại.

  • Thân bài

Môi trường là gì?

Môi trường là không gian sinh sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật và các hoạt động văn hóa xã hội.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam giải thích: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.

* Thực trạng môi trường sống của con người hiện nay:

Môi trường sống của con người đang bị đe dọa trầm trọng. Hơn bao giờ, nhân loại hết đang phải gánh chịu những hậu quả to lớn do chính mình gây ra. Nước ta cũng nằm trong quỹ đạo chung đó. Có thể nêu những biểu hiện chính sau:

Môi trường tự nhiên trên trái đất vốn là “ngôi nhà chung” của mọi sinh vật. Từ khi môi trường sống hình thành trên trái đất, tất cả tuân theo quy luật tự nhiên, không ngừng phát triển và ngày càng trở nên xanh tươi, trong lành qua hàng trăm triệu năm. Đến đầu thế kỉ 20, dù nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, mức độ khai thác và tàn phá thiên nhiên của con người để phục vụ nền kinh tế có tăng cao nhưng môi trường tự nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều. Diện tích rừng tự nhiên trên toàn thế giới vẫn còn dồi dào, nguồn nước chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng bầu không khí khá trong lành.

Thế mà, đến đầu thế kỉ 21, môi trường sống của chúng ta đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Nhất là tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh. Tháng 9/2016, WHO cho biết 90% dân số thế giới đang sống trong những vùng ô nhiễm không khí vượt qua giới hạn an toàn. Tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm môi trường đã cướp đi sinh mạng của 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn cầu. Sự gia tăng của rác thải điện tử được cho là có thể tăng khả năng tiếp xúc của trẻ với các chất độc làm giảm trí thông minh, tổn thương phổi và ung thư. Khối lượng của chất thải điện tử dự kiến sẽ đạt 50 triệu tấn vào năm 2018, tăng 19% so với năm 2014.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ 'Tây Tiến' của Quang Dũng

Không khí bị ô nhiễm nặng nề, đầy khói bụi và các chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây những bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tực thở… Hiện nay thế giới có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Với gần 1,4 triệu cái chết do ô nhiễm mỗi năm, Trung Quốc đã trở thành quốc gia bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, tiếp đến là Ấn Độ với 645.000 người chết và Pakistan với 110.000.

Nguồn nước ngọt (nước ngầm, nước máy, nước sông) bị đe dọa thiếu và nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn sức khỏe con người. Người dân thành phố luôn bị ám ảnh bởi nước đục, nước bẩn và thiếu. Ở nông thôn nước cũng bị nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu, nước thải từ các nhà máy. Vấn đề nước sạch cho người dân đang là một thách thức to lớn tại các thàn phố lớn và các vùng khô hạn.

Không những nguồn nước ngầm bị ô nhiễm mà đến nguồn nước ngầm cũng không thể xử dụng trực tiếp được. Nhất là đối với trẻ em. Cơ thể và đường hô hấp vẫn còn nhỏ, khiến cho chúng rất dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với không khí và nguồn nước bẩn. Việc thiếu nước sạch đã cướp đi hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm, tập trung chủ yếu ở châu Phi.

Thực phẩm không an toàn do thuốc trừ sâu, thuốc biến đổi gen, thuốc bảo quản, thuốc thúc chín hoa quả… cũng đang là vấn đề nóng bỏng trong đời sống ngày nay. Thịt, cá thì nuôi bằng thuốc tăng trọng, hooc môn tăng trưởng. Tất cả những chất hóa học này rất có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư. Vì lợi ích mà nhiều người đã bất chấp pháp luật, sản xuất hoặc bảo quản thực phẩm bằng những hóa chất độc hại. Thực phẩm độc hại hằng năm cũng cướp đi sinh mạng hàng chục triệu người.

Điều kiện sống ở thành phố trở nên tồi tệ và đầy nguy hiểm. Ô nhiễm tiếng ồn, nhà cửa chật chội, giao thông tắc nghẽn, rác thải bừa bãi mất vệ sinh, cả rác thải y tế, nguy cơ dẫn đến dịch bệnh. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đất đai bị suy thoái trầm trọng trên khắp thế giới. Những vùng đất trọc (hiện không trồng trọt được nữa) đang gia tăng và bị mưa, gió bào mòn, nhiều vùng đất bị ô nhiễm không cải tạo được nữa. Khí hậu biến đổi, hạn hán, bão lũ hoành hành mỗi năm cướp đi không biết bao sinh mạng, của cải, phá hủy nhiều công trình dân sinh làm cuộc sống con người trở nên điêu đứng.

Biến đổi của bầu khí quyển gây ra các hiện tượng khí hậu cực đoan tàn phá kinh tế nhiều nước trên thế giới và cướp đi sinh mệnh của hàng trăm nghìn người dân vô tội. Hiện tượng băng tan ở hai cực làm mực nước biển dâng đe dọa đời sống người dân ven biển và vùng trũng thấp. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính không ngừng gia tăng, trái đất nóng lên, sa mạc hóa mở rộng và mãnh liệt hơn trước. tất cả cảnh báo chúng ta về một tương lai ảm đạm nếu ngay từ bây giời không có những giải pháp thiết thực cứu lấy môi trường.

Môi trường xã hội:

Tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, thuốc lá, mại dâm, tham nhũng hối lộ, ăn cắp của công, buôn lậu…) tràn lan. Tội ác do ma túy và mại dâm diễn biến phức tạp, dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm của thế kỉ.

Văn hóa độc hại đang đe dọa môi trường đạo đức: văn hóa phẩm chất đồi trị đang lưu hành công khai; những luồng thông tin xấu xa, sai lệch xuất hiện tràn lan trên mạng; một bộ phận không nhỏ thanh niên đang bị nghiện chat và thường xuyên truy cập các trang web có nội dung thiếu lành mạnh; các dịch vụ Internet công cộng thường xuyên tiếp tay cho các lại trang web “đen” tấn công khách…

Sự tha hóa đạo đức của con người chạy theo lối sống vật chất thực dụng khiến cho bạo lực xã hội không ngừng gia tăng.

Vấn đề môi trường bị ô nhiễm không còn là điều xa xôi mơ hồ, cũng không phải chỉ là chuyện của các thành phố lớn; nguy cơ ấy hiện diện trong bệnh tật nan y đang gia tăng, trong suy nghĩ, tình cảm của từng con người, trong bữa cơm của mỗi gia đình, trong làn không khí mỗi ngày hít thở, cho đến những đại hạn hoang tàn hay lũ lụt kinh hoàng trên cả nước.

* Nguyên nhân khiến cho môi trường sống suy thoái:

Do nền công nghiệp phát triển thải ra các hợp chất hóa học tồn tại trong bầu khí quyển, trong đất, trong nước, trong cây cỏ, trong các loài vật và trong chính cơ thể của chúng ta.

Do tình hình dân số tăng nhanh phải phát triển nông nghiệp, nên diện tích rừng giảm, vùng thiên nhiên hoang dã ngày càng thu hẹp. Đô thị hóa nhanh không theo một quy trình tổng thể đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nặng. Áp lực về lương thực,thực phẩm cho toàn nhân loại đè nằng lên nền nông nghiệp thế giới.

Do thiếu ý thức bảo vệ môi trường và vì hám lợi mà con người đã chặt cây phá rừng, khai thác khoáng sản, khai thác đất để để trồng trọt và chăn nuôi quá mức, lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, các xí nghiệp thải bụi độc ra không khí, thải rác độc hại, nước thải công nghiệp ra môi trường sống.

Do tầm nhìn hạn hẹp mà hàng loạt công trình thủy điện mọc lên khiến cho lưu lượng nước giảm dẫn đến tình trạng hạ lưu cảu sông thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, nguy cơ xâm mặn ngày càng lớn, gây sự suy thoái sinh học không thể phục hồi được. Chính các hồ chứa thủy điện cũng là nguyên nhân của những trận động đất lớn và khi xả lũ thì “lũ chống lũ”.

Xem thêm:  Kể lại việc tốt em đã giúp một bà cụ qua đường

Về mặt xã hội, tình trạng kinh tế suy thoái trên toàn cầu khiến số người thất nghiệp gia tăng, từ đó đưa đến những tệ nạn xã hội. Việc quản lí xã hội còn yếu kém cũng tạo điều kiện cho các tệ nạn phát triển nhanh.

* Giải pháp khắc phục hậu quả cứu lấy môi trường:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống trong mọi tầng lớp nhân dân, mà trước hết cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lí

Cương quyết giải tán những xí nghiệp xả chất thải ra môi trường sống của con người. giải thích và khuyến khích nông dân trồng lúa sạch, trồng rau sạch, chăn nuôi sạch.

Phát động trồng rừng và giao rừng cho dân quản lí, tuyệt đối cấm tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Rà soát lại toàn bộ những công trình thủy điện và mạnh dạn loại những công trình thủy điện và mạnh dạn loại bỏ những công trình không cần thiết gây hại nhiều hơn lợi.

Vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành đầy đủ, nghiêm túc pháp luật, các quy định về bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, mặt trận, đoàn thể đấu tranh chống sản phẩm văn hóa độc hại đồng bộ, toàn diện; đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở khu vực đô thị, cửa khẩu, vùng biên giới.

Mặc dù biết môi trường sống của chúng ta bị đe dọa, nhưng các cấp chức năng chưa quan tâm đúng mức trước vấn đề bức xúc này và chưa đưa được ra những biện pháp cụ thể. Do vậy, trước hết, mỗi chúng ta phải biết tự cứu mình bằng những công việc cụ thể nhưa:

Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, giữ gìn cây xanh, không xả rác bừa bãi. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, tận dụng ánh nắng mặt trời, giảm sử dụng túi ni lông. Ăn uống những thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Tích cực tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường sống. Cần cảnh giác với văn hóa độc hại.

  • Kết bài:

Đây là một vấn đề sống còn để chúng ta cân nhắc giải pháp đối với môi trường hiện nay: hoặc là tôn trọng thiên nhiên, vừa tăng cường sản xuất, vừa bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi trường; Hoặc là tiếp tục hủy hoại cho đến những cây xanh cuối cùng để rồi nhận lấy cơn thịnh nộ khủng khiếp của mẹ thiên nhiên, đẩy nhân loại vào hủy diệt mãi mãi.

Nguồn: Vietvanhoctro.com