Trình bày cảm nhận về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Trình bày cảm nhận về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Hướng dẫn

Đề bài: Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đều là những truyện ngắn hiện thực xuất sắc và đều được kết thúc bằng những chi tiết đặc sắc. Dựa vào những hiểu biết của mình, anh chị hãy trình bày cảm nhận về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về kết thúc truyện Vợ nhặt và Chí Phèo

1. Mở bài

Giới thiệu chung: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đều được kết thúc vô cùng đặc sắc, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

2. Thân bài

– Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đều là những tác phẩm hiện thực đặc sắc viết về đề tài nông thôn, cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo.

– Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống xã hội cùng tinh thần nhân văn sâu sắc, tác giả Nam Cao và Kim Lân đã thể hiện được trong tác phẩm của mình những giá trị tư tưởng sâu sắc.

– Thông qua phần kết thúc của truyện ngắn, cả hai tác giả đều kì công xây dựng kết thúc mở để gợi ra những suy tư, liên tưởng phong phú cho độc giả.

– Kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:

+ Truyện ngắn Chí Phèo được kết thúc trong hình ảnh “chiếc lò gạch cũ”

+ Đây là hình ảnh xuất hiện ở đầu tác phẩm, gắn liền với xuất thân của Chí Phèo

+ Trong phần cuối tác phẩm, khi Chí Phèo chết, hình ảnh chiếc lò gạch cũ một lần nữa xuất hiện trong ý nghĩ thoáng qua của Thị Nở.

+ Chi tiết này đã gợi ra được nhiều liên tưởng cho độc giả, đồng thời cũng thể hiện được cái quẩn quanh, bế tắc của bi kịch tha hóa.

--> Kết thúc truyện đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là sự đồng cảm sâu sắc đối với nỗi thống khổ, bi kịch của những người nông dân xưa

--> Thể hiện được sự trân trọng sâu sắc với những giá trị tốt đẹp, niềm tin vào khát khao tự do, khát khao sống lương thiện của họ.

– Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:

+ Kim Lân đã kết thúc truyện bằng hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng.

+ Hình ảnh này vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa là dấu hiệu của không khí cách mạng.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Mẹ hiền dạy con

+ Kết thúc truyện Vợ nhặt mang đến những liên tưởng thú vị cho người đọc về tương lai của anh Tràng, đồng thời cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân

--> niềm tin, sự trân trọng đối với khát khao sống của con người nghèo khổ khi đang đứng bên bờ vực của cái chết, đó là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của cuộc cách mạng.

--> Hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện cuối truyện ngắn Vợ nhặt đã mang đến cho người đọc một niềm tin về tương lai sáng sủa cho hiện thực đen tối của thực tại.

3. Kết bài

Kết thúc truyện của hai tác phẩm đều góp phần tái hiện hiện thực tăm tối của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám, đồng thời thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.

Bài liên quan đến truyện ngắn Vợ nhặt:

>>Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về kết thúc truyện Vợ nhặt và Chí Phèo

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn. Trong những tác phẩm của mình, Nam Cao đã dùng ngòi bút để phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam đương thời, đồng thời qua mỗi hiện tượng đó lại thể hiện được những quan điểm, tư tưởng mang tính nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn Chí Phèo được coi là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện đã đề cập đến bi kịch tha hóa của người nông dân trong xã hội xưa. Đặc biệt, truyện được kết thúc bằng những tình tiết đắt giá góp phần làm nổi bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Kim Lân là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, ông có vốn am hiểu sâu sắc về cuộc sống nông thôn, người nông dân nghèo. Kim Lân đã dùng ngòi bút chân thực mà sắc sảo của mình để viết về cuộc sống và số phận của những người dân nghèo. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân. Cũng giống như Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân cũng được có kết thúc vô cùng đặc sắc, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đều là những tác phẩm hiện thực đặc sắc viết về đề tài nông thôn, cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo. Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống xã hội cùng tinh thần nhân văn sâu sắc, tác giả Nam Cao và Kim Lân đã thể hiện được trong tác phẩm của mình những giá trị tư tưởng sâu sắc khi hướng về con người, bênh vực con người. Đặc biệt, thông qua phần kết thúc của truyện ngắn, cả hai tác giả đều kì công xây dựng kết thúc mở để gợi ra những suy tư, liên tưởng phong phú cho độc giả, thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Truyện ngắn Chí Phèo được kết thúc trong hình ảnh “chiếc lò gạch cũ”, đây cũng là hình ảnh xuất hiện ở đầu tác phẩm, gắn liền với xuất thân của Chí Phèo, một đứa trẻ đáng thương bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng. Trong phần cuối tác phẩm, khi Chí Phèo chết, hình ảnh chiếc lò gạch cũ một lần nữa xuất hiện trong ý nghĩ thoáng qua của Thị Nở. Phải chăng sau những ngày chung sống như vợ chồng, đứa trẻ đã kịp định hình trong bụng của Thị Nở. Và phải chăng cái lò gạch cũ kia cũng sẽ là nơi Thị Nở để đứa con ở lại giống như người mẹ khốn khổ của Chí Phèo để tránh những định kiến khắc nghiệt của xã hội phong kiến.

Chi tiết này đã gợi ra được nhiều liên tưởng cho độc giả, đồng thời cũng thể hiện được cái quẩn quanh, bế tắc của bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống của người dân lương thiện. Bá Kiến chết còn có Lí Cường lên thay, Chí Phèo chết còn có Chí Phèo con, cái nghèo khổ, bi kịch tha hóa vẫn sẽ mãi đeo đuổi cuộc sống của những người dân bất hạnh nếu như xã hội “ăn thịt người” vẫn tồn tại.

Kết thúc truyện đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là sự đồng cảm sâu sắc đối với nỗi thống khổ, bi kịch của những người nông dân xưa dưới sự áp bức, chà đạp của giai cấp thống trị. Qua đó cũng thể hiện được sự trân trọng sâu sắc với những giá trị tốt đẹp, niềm tin vào khát khao tự do, khát khao sống lương thiện của họ.

Xem thêm:  Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Hình ảnh Chiếc lò gạch cũ xuất hiện cuối tác phẩm đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra cái vòng luẩn quẩn trong bi kịch Chí Phèo, thể hiện được tư tưởng của tác phẩm: cuộc đời Chí Phèo tuy đã kết thúc nhưng bi kịch của Chí Phèo thì vẫn còn tiếp diễn. Kết thúc truyện vừa khép lại đồng thời cũng mở ra nhiều khoảng trống cho người đọc những suy ngâm, những dư âm sâu đậm.

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã kết thúc truyện bằng hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng. Hình ảnh này vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa là dấu hiệu của không khí cách mạng. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng Kim Lân đã gợi ra được những nét chân thực nhất về bức tranh đời sống xã hội cùng nhu cầu đấu tranh của nhân dân lúc bấy giờ.

Kết thúc truyện Vợ nhặt mang đến những liên tưởng thú vị cho người đọc về tương lai của anh Tràng, đồng thời cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân, đó là niềm tin, sự trân trọng đối với khát khao sống của con người nghèo khổ khi đang đứng bên bờ vực của cái chết, đó là niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của cuộc cách mạng.

Hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện cuối truyện ngắn Vợ nhặt đã mang đến cho người đọc một niềm tin về tương lai sáng sủa cho hiện thực đen tối của thực tại. Đó là tương lai đầy hi vọng đang nảy sinh trong hiện tại, cũng nhờ chi tiết kết thúc truyện này mà làm cho âm hưởng của câu chuyện trở nên lạc quan, tươi sáng hơn.

Đây là kiểu két thúc mở thể hiện được xu hướng vận động theo chiều hướng tích cực của cuộc sống, kết mở cũng gợi ra nhiều khoảng trống cho liên tưởng, suy tư cho người đọc.

Như vậy, kết thúc truyện của hai tác phẩm đều góp phần tái hiện hiện thực tăm tối của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám, đồng thời thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn. Tuy có những nét tương đồng nhưng hai truyện ngắn cũng có những khác biệt rõ rệt, nếu như kết thúc của Chí Phèo thể hiện cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân nghèo thì kết thúc truyện Vợ nhặt lại thể hiện được xu hướng vận động tất yếu của số phận con người cùng niềm tin vào ánh sáng của tương lai.

Theo Tacgiatacpham.com