Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh như thế nào? Việc Tràng nhặt được vợ nói lên điều gì?
Hướng dẫn
Đề bài: Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhân vật Tràng đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Vậy, Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh như thế nào? Việc Tràng nhặt được vợ nói lên điều gì?
Bài tham khảo
Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Câu chuyện xoay quanh tình huống nhặt vợ đầy lạ lùng của anh Tràng khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất. Thông qua tình huống có vấn đề, nhà văn Kim Lân không chỉ xây dựng được cốt truyện đặc sắc mà qua đó còn thể hiện được những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tràng là người đàn ông xấu xí có gia cảnh nghèo khó sống ở xóm Ngụ Cư. Với hoàn cảnh và điều kiện ấy anh Tràng khó có thể lấy được vợ trong hoàn cảnh thường, càng trở nên khó khăn khi nạn đói xảy ra. Thế mà trước sự bất ngờ của mọi người, Tràng đã có được vợ, hay nói cách khác là “nhặt” được vợ ngay khi nạn đói diễn ra dữ dội, ám ảnh nhất.
Bài liên quan đến truyện ngắn Vợ nhặt:
>>Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt
>>Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
>>Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Tràng có được vợ chỉ nhờ vài câu nói đùa vu vơ, ba bát bánh đúc. Tràng đã vô tình gặp lại người đàn bà đẩy xe bò thóc giúp Tràng ở chợ Huyện, sau những lời trách móc gay gắt vì không giữ lời, Tràng đã chấp nhận “chuộc lỗi” với người đàn bà bằng cách mời chị ta uống nước, ăn bánh đúc. Sau lời nói đùa vu vơ, người đàn bà xa lạ ấy đã chấp nhận làm vợ Tràng trong sự ngỡ ngàng của chính Tràng – người đã ngỏ lời.
Vậy là Tràng đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh éo le nhất, có vợ lúc nạn đói hoành hành cũng có nghĩa chấp nhận thêm một “miệng ăn”, mang thêm những gánh nặng gia đình nhưng sau một vài phút đắn đo, suy nghĩ “…đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng ngay sau đó Tràng đã chấp nhận đánh cược với số phận trong cái chậc lưỡi để nắm giữ được hạnh phúc bất ngờ này.
Việc nhặt vợ của Tràng cũng mang đến rất nhiều ý nghĩa, một mặt thể hiện sự khốc liệt, dữ dội của nạn đói năm 1945 khiến cho mạng sống của con người trở nên rẻ rúng, hạnh phúc là thứ thiêng liêng cũng có thể dễ dàng nhặt được ở ngời đường, ngoài chợ.
Tuy nhiên, giá trị hơn cả qua tình huống này chính là việc khẳng định giá trị của tình thương. Trong ám ảnh kinh hoàng của đói khát, con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đẹp, không chỉ bao bọc, cưu mang lẫn nhau mà ở họ còn có khát vọng hạnh phúc thật đáng trân trọng.
Như vậy, nạn đói có thể bào mòn sức sống, đe dọa tính mạng con người nhưng lại không thể hủy hoại đi ánh sáng của tình thương, khát khao sống, khát khao hạnh phúc bên trong những con người nghèo khổ.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12