Tập làm văn lớp 3: Tuần 21: Câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”

Tập làm văn lớp 3: Tuần 21: Câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”

Hướng dẫn

TUẦN 21: Kể lại câu chuyện ” Nâng niu từng hạt giống”

1. Quan sát tranh trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập hai, trang 30 và cho biết những người trí thức trong tranh là ai? Họ đang làm việc gì?

(Gợi ý:

– Tranh 1: Người trí thức đang mặc trang phục gì? Tay đang cầm vật gì giơ lên xem? Vì sao cậu bé phải nằm trên giường và đắp chăn?

– Tranh 2: Ba người trong tranh là ai? Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ trao đổi, bàn bạc về vấn đề gì?

– Tranh 3: Người đang đứng trước bảng lớp làm gì? Các bạn nhỏ là ai? Họ đang làm gì?

– Tranh 4: Trong phòng có nhiều dụng cụ gì? Những người trong tranh mặc trang phục gì và đang làm gì?)

2. Kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống:

(Gợi ý:

– Để nắm vững câu chuyện, em cần trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Ông Lương Định Của là người thế nào? (Là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mói).

+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì từ người bạn nước ngoài?

+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống? (Thời tiết lúc đó ra sao? Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mẩm rồi sẽ thế nào?)

Xem thêm:  Giáo án: Người trong bao. Sê Khốp

+ Ổng Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? (ông chia 10 hạt thóc giống làm mấy phẩn? Một phần được gieo ở đâu và phần còn lại ông đã làm thế nào để làm cho hạt thóc nảy mầm?)

– Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?)

Tham khảo: TUẦN 20: Làm văn lớp 3: Tập viết báo cáo

3. Bài tham khảo

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Một lẩn, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt giống quý. Thời tiết lúc đó đang rét đậm. Sợ rằng những hạt giống này khi nảy mẩm ra sẽ chếí rét nên ông chia chúng làm hai phẩn. Năm hạt ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối đem ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm toả ra làm cho hạt thóc nảy mẩm.

Sau đợt rét kéo dài, những hạt gieo ở phòng thí nghiệm nảy mẩm rồi chết hết, chỉ còn năm hạt được ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Soanbaihay.com