Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích tâm trạng và tình cảm của tác giả Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Mở bài Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

“Bên kia sông Đuống” là một tác phẩm mà ở đây ta không chỉ thấy được sự nên thơ và yên bình của quê hương trước bom đạn mà còn là chuỗi những cảm xúc của tác giả, lúc đầu thì tự hào và thương mến cảnh sắc đất Kinh Bắc này, sau là sự đau xót đến thắt lòng khi chứng kiến cảnh quê hương thay đổi một cách đột ngột khiến cho nhà văn cảm thấy tức tưởi và đau xót.

Thân bài Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Cùng với “Tây tiến” của Quang Dũng, “ đồng chí” của Chính Hữu và “bên kia sông Đuống” là những thành tựu quan trọng trong thời ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm này thể hiện một phẩm chất mới trong ca ca trữ tình cách mạng. nó kết hợp hài, nhuần thấm giữa tình cảm riêng tư và hiện thực lớn của cách mạng. Bài thơ “bên kia sông Đuống” kết tinh những nghệ thuật của thơ của ông.

“Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Mở đầu bài thơ bằng tiếng gọi, một lời an ủi “em ơi buồn làm chi”, câu mở đầu bài thơ đến với nhà thơ như sự vô thức, tiềm thức, nhìn thấy quê hương bị tàn phá, đột nhà thơ như nghe được trong chính bản thân mình từ thôn xóm nào xa nghe vọng bài hát như than thở, như ru em, một giọng nữ trong trẻo nghe rõ mồn một nhưng lại nghe như lúc thời còn thơ dại, và nhà thơ đã cất lời an ủi “em ơi, buồn làm chi”.

“Em” trong thơ Hoàng Cầm thường gắn với những em Kinh Bắc xinh tươi, duyên dáng của ngày lễ hội và ở đoạn cuối của bài thơ thì em Kinh Bắc đó hiện ra rõ nét hơn. Bao giờ về bên kia sông Đuống, anh lại tìm em, em mặc áo yếm, em thắt lụa hồng, êm đi trẩy hội. “Em” ở trong bài thơ chính là hiện thân, hóa thân của quê hương, tác giả mượn em quê hương như một đối tượng trữ tình để bày tỏ tâm tình của mình với quê hương xứ sở. bài thơ thể hiện tình yêu quê hương nhưng nó tha thiết và trìu mến như chính người yêu của tác giả.

“Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ,..mà cái đa tình ở đây đâu đơn thuần là tình yêu đôi lứa, tôi còn dành cái tình yêu ấy cho nơi mình sinh ra” nhà thơ Hoàng Cầm từng chia sẻ như vậy.

Xem thêm:  Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi

“anh đưa em về sông Đuống” chỉ là hành trình trong hoài niệm, trong không gian tâm tưởng dòng sông quê hương đã hiện ra với vẻ đẹp bình yên “bờ cát trắng phẳng lì” nhưng đó chỉ là vẻ đẹp của “ngày xưa” thôi còn bây giờ bị tàn phá đi nhiều rồi.

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”

Tác giả miêu tả con sông thật sống động và như có tâm hồn vậy “cái dòng sông Đuống nghiêng nghiêng đó đã gắn bó với tôi từ những năm lên 8,9 tuổi và khi tôi xa Kinh Bắc chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ trăn trở, suy nghĩ về số phận của mình thì cái dáng nằm nghiêng nghiêng ấy cũng là dáng vẻ suy tư số phận dân tộc”. Sông Đuống giống như một sinh thể có hồn, ôm ấp lấy quê hương.

“Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Từ láy “xanh xanh” “biêng biếc”, các điệp từ để nhấn mạnh sự trù phú, tươi đẹp của quê hương, nhưng ở câu cuối của khổ thơ “Sao xót xa như rụng bàn tay” đê nói lên sự đau đớn, chia lìa.

Mỗi khổ thơ là những hoài niệm về cái gì thân thương nhất của quê hương đồng thời cũng là dòng “chép tội” của giặc mai mãi “không nguôi hờn”. Quê hương Kinh Bắc vói lúa nếp Làng Vân, trạn đồng hồ, thể hiện cuộc sống tươi đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần, tranh dân gian là đề tài quen thuộc, lấy những gì thân thuộc nhất để vẽ.

“Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm đồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”

Hoàng Cầm nhà thơ của đất Kinh Bắc, nhà thơ đã phất cánh diều thơ của mình từ cánh diều thơ văn học, văn hóa Kinh Bắc, “bên kia sông Đuống” là một hình tượng tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Phần mở đầu là cái nhìn toàn cảnh và cảm xúc khái quát về bên kia sông Đuống.

Còn độn hai của bài thơ thể hiện cảnh quê hương bị tàn phá do bom đạn, do chiến tranh, không còn cái yên bình, thơ mộng như ngày nào mà thay vào đó là cảnh quê hương bị bọn giặc phá hoại, chỉ nhìn thôi người ta cũng đủ đau xót.

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”

Hình ảnh quê hương tươi đẹp trong quá khứ thanh bình, gợi lên tình cảm yêu thương tiếc nuối bao nhiêu thì hình ảnh kẻ thù man rợ lại làm sục sôi căm giân bấy nhiêu. Những câu thơ trên lột tả những hành động thú tính, tàn bạo. ta đã thấy được sự tương phản ở phần đầu của bài thơ, đó là quê hương với nếp vàng thơm, với tranh đồng hồ đặc trưng, thì giơ đây lại nhuốm màu tang tóc, màu của mất mát và đau thương, một đồng quê, một làng quê yên bình, nên thơ giờ đây lại trở thành đồng cháy. Từ một bức tranh đời sống chân thực, sinh động, có bà lam lũ vất vả, có con thơ ham trò chơi, vẫn tung tăng với những trò nghịch phá thì giờ đây lại trở thành một vùng đất “tâm linh” giữa cái thực và ảo.

“Vùng tâm linh đó không phải cái gì xa với mà là những kỉ niệm sâu lắng nhất. Nó quen thuộc và thân quen với mình trong những năm tháng thơ ấu và đến lúc đó nó nhập vào mình như vô thức nhưng lại rất thực”.

“Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng

mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Những nàng môi cắn chỉ quết trầu

Những cụ già phơ phơ tóc trắng

Những em xột xoạt quần nâu

Bây giờ đi đâu? Về đâu?”

Quê hương Kinh Bắc với những chùa cổ kính và trang nghiêm cùng với những lễ hội đình làng có từ bao nhiêu đời. tác giả đã vẽ nên một bức tranh hội hè đông vui, có nam phụ lão ấu, sắc môi đỏ tươi, tóc trắng phơi phới, màu nâu tươi mới, nét duyên dáng, đằm thắm, vẻ thanh thản, an nhiên với dáng xúng xắng, tung tăng.

Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng

Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen

Bãi Tràm chỉ người dăng tơ nghẽn lối

Những nàng dệt sợi

Đi bán lụa mầu

Những người thợ nhuộm

Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Bây giờ đi đâu? Về đâu?”

Kinh Bắc hiện lên với người con yêu dấu của quê hương. Những người con gái thì tảo tần, vén khéo như hiện thân của quê hương những nét chấm phá khi nói về những người con gái thì có tài hoa, xinh đẹp, khéo léo, một vẻ đẹp vừa mộc mạc, thanh cao, vừa duyên dáng vùa dịu dàng. Cuộc sống làm ăn, buôn bán diễn ra một cách sôi nổi, sầm uất và nhộn nhịp “Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen”.

“Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông”

Hình ảnh những người mẹ Kinh Bắc hiện lên thật đáng trân trọng, người mẹ ấy đã tảo tần, lam lũ, dựa vào gánh hàng rong để mưu sinh, lo cho từng bữa ăn hàng ngày. Vì thế những vần thơ mà nhà thơ viết về mẹ thật trũi nặng và thương cảm. những cảnh ấy dường như đã quá quen với tác giả với mọi người, dù vất vả thế nhưng cuộc sống vẫn diễn ra một cách êm đềm và bình yên trong tình yêu thương của mẹ và của gia đình, của quê hương.

Rồi đột nhiên trong cái cảnh đấy, con người như thế, cảnh vật như thế mà sao bọn giặc tàn ác nó lại khiến quê hương thật xơ xác, thật thương cảm bao nhiêu, dường như sự chết chóc diễn ra hàng ngay, hàng giờ trên chia cái mảnh đất gắn bó cả tuổi thơ của tác giả vào đây. Qua đây để ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh, một cuộc chiến phi nghĩa mà bọn thực dân pháp đang tiến hành tren đất nước ta.

“Bên kia sông Đuống

Ta có đàn con thơ

Ngày tranh nhau một bát cháo ngô

Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn

Lấy mẹt quây tròn

Tưởng làm tổ ấm

Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm

Ú ớ cơn mê

Thon thót giật mình

Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”

Những hình ảnh của em bé thật tội nghiệp, “ngày tranh nhau bát cháo ngô, đêm đen thì phải chui vào gầm giường để tranh đạn”

Đứng trước hoàn cảnh đó thì tác giả đẫ vẽ nên, hình dung về một cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước. và rồi chúng ta đã dành chiến thắng và chiến thắng đó thật lông lẫy.

Bài thơ thể hiện một cách chân thành, xúc động cái tình cảm và niềm xót thương của tác giả đối với quê hương. Nhà thơ đã gắn bó thiết tha với cái mảnh đất ông cha, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và gắn bó mật thiết với những con người nơi đây.

Kết luận Tâm trạng và tình cảm của Hoàng Cầm thể hiện trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

Như vậy, bài thơ “Bên kia sông Đuống” chính là mạch cảm xúc đầy tự nhiên, nhưng rất chân thành của nhà thơ Hoàng Cầm, đó là một tình yêu da diết, mãnh liệt, nồng nàn, có khi dạt dạo dành cho quê hương. Tình yêu ấy của nhà thơ lại được khắc họa trong một biến cố lớn của lịch sử nước nhà, đó là việc quân Pháp đã trực tiếp bắn phá, đóng chiếm vùng đất nơi đây, cũng như toàn miền Bắc lúc bấy giờ, nhưng những mất mát, đau thương chỉ để lại những sự xót xa, đau đớn chứ tuyệt nhiên không làm sứt mẻ, vơi bớt đi cái tình cảm thiêng liêng mà nhà thơ dành.

Theo Tacgiatacpham.com