Tả cây đa làng em

Đề bài: Tả cây đa (Văn lớp 3)

Bài làm

Cây đa bến nước vốn là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Kì nghỉ hè vừa rồi, em được mẹ dắt về quê ngoại chơi. Lần đầu tiên em được chứng kiến cây đa to lớn đến như thế.

Đứng từ xa em đã nhìn thấy cây đa sừng sững nơi đầu làng. Có lẽ cây đa đã vài trăm tuổi. Cây đa lớn lắm, thân sần sùi vì đã trải qua bao mùa mưa nắng, thân to chắc bốn năm người ôm không xuể. Rễ ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Rễ phát triển nhô lên cả mặt đất vô hình tạo nên những cái ghế. Mẹ bảo ngày xưa khi còn nhỏ vẫn thường hay cùng lũ bạn ngồi trên rễ đa. Xung quanh gốc đa có rất nhiều rễ phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít không thể nào đếm xuể. Trên những cành to đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá nhìn trông như cái quạt mo.Lá nào lá nấy chắc nịch để đứng vũng trước phong ba bão táp.

Bóng đa che mát cả một khoảng đất rộng. Chim chóc đua nhau kéo về làm tổ cả ngày ríu rít. Cạnh gốc đa còn có một quán trà của một bà cụ có nụ cười hiền từ. Khách từ xa đến vẫn thường ghé quán cụ, uống cốc trà, nghỉ mát dưới bóng cây đa sau chặng đường mệt mỏi. Ngoại cũng kể rằng cây đã đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền Cách Mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Rồi những cuộc tiễn đưa thanh niên nhập ngũ cũng diễn ra ở đây.Cây đa còn gắn liền với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi thơ các thế hệ ở làng.

Xem thêm:  Em hãy viết đơn xin tham gia sinh hoạt hè tại trường theo mẫu đã cho

Những người con của làng ai rồi cũng trưởng thành, rời xa cây đa đi làm ăn. Tuy nhiên trong kí ức mỗi người, cây đa vẫn luôn là người bạn ấu thơ thân thương nhất. Đối với những người gắn bó với làng, cây đa mãi là “vị thần” che chở cho sự bình yên của làng, là biểu tượng của quê hương mà ai đi xa cũng luôn nhớ về.