Tả bác bảo vệ trường em


Tả bác bảo vệ trường em – Bài 1

Bác Tường bảo vệ trường em là người rất vui tính. Bác đã bảo vệ trường em từ trước khi em bước chân vào học ở trường này.

Năm nay bác cũng ngoài 50 tuổi rồi nhưng trông bác còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn như chàng thanh niên tuổi đôi mươi. Dáng người cao, gọn gàng, không có bụng bia, chắc bác siêng năng tập thể dục nhiều lắm. Khuân mặt vuông vức, quai hàm bạnh ra, đôi mắt hiền từ. Bác hay mặt bộ đồng phục màu xanh lơ, trên ngực đeo phù hiệu trường tiểu học Bành Văn Trân, cầu vai có 03 sọc vàng trông rất uy nghi.

Một ngày bác tiếp rất nhiều người nào là thây cô, phụ huynh,…. nhưng bác rất cởi mỡ, vui vẻ, hoạt bát, bác làm việc tận tụy như những chú ong thợ, phục vụ mọi người không biết mệt mỏi. Giọng nói của bác dõng dạc, truyền cảm thấu vào lòng người. Những phụ huynh nào vào trường chưa biết lối đi bác ôn tồn, vui vẻ hướng dẫn nơi để xe và vào văn phòng để gặp thầy cô giáo để liên hệ công việc. Đến buổi tan học bác thường ra nơi cổng trường hướng dẫn, phân luồng cho xe lưu thông, tránh kẹt xe nơi công cộng.

Bác Tường là người rất yêu công việc, có trách nhiệm với mọi người. Em học được ở bác đức tính cẩn thận, chu đáo với công việc. Ôn tồn vui vẻ với mọi người. Chỉ tiếp xúc với bác chỉ một lần thôi mọi người ai cũng kính trọng và yêu mến bác.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng


Tả bác bảo vệ trường em – Bài 2

Trong năm học tiểu học, ngoài thấy cô, bè bạn, em còn được tiếp xúc với rất nhiều các cô, các bác phục vụ trong trường. Em hãy tả lại hình ảnh một người mà em quý nhất.

Bác Long bảo vệ trường em là người vui tính. Bác đã làm bảo vệ trường em từ trước khi em bước chân vào học ở trường này. Năm nay bác đã gần sáu mươi tuổi rồi nhưng trông bác còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Dáng người cao, gọn gàng trong bộ quần áo bộ đội đã bạc màu. Khuôn mặt bác vuông vức, quai hàm bạnh, đôi lông mày rậm, nước da lúc nào cũng đỏ au. Mới nhìn bác ai cũng thấy sợ nhưng bác lại rất hiền lành. Các con của bác đều đi làm và sống xa nhà, vợ bác qua đời khi bác còn trẻ nên bác ở lại luôn phòng bảo vệ của nhà trường. Bác sống rất giản dị nên đồ đạc cũng rất đơn sơ nhưng sạch sẽ và ngăn nắp. Một ngày của bác bắt đầu từ năm giờ sáng. Sau khi vệ sinh cá nhân, bác đi mở cửa các phòng lớp học, quét dọn văn phòng, …Khi chúng em tới trường, bác đón ngay cổng ra vào, vừa hướng dẫn xếp xe vừa nhắc nhở các bạn ra vào đúng quy định tránh gây ùn tắc giao thông. Gõ trống, đóng cửa, dọn vệ sinh, hướng dẫn khách và phụ huynh đến liên hệ công việc…nhiều việc như vậy nhưng chưa bao giờ em thấy bác cáu gắt hay tỏ ra mệt mỏi. Chỉ là một nhân viên phục vụ nhưng cả trường ai cũng quý và nể phục bác. Có lẽ vì bác là người sống rất nghiêm túc và tận tụy với công việc. Với riêng em, có những kỉ niệm về bác có lẽ không thể nào quên được. Mẹ em đi làm công ty hôm nào cũng đến lên đèn mới về đến nhà. Ngày đầu tiên đi học, các bạn đã có người đón hết, trời tối dần, mặc dù đã được mẹ dặn dò rất nhiều nhưng nỗi sợ hãi cứ hiện lên trong đầu em. Thế rồi em òa khóc nức nở. Bác Long ôm em vào lòng, lau nước mắt rồi kể chuyện cho em nghe. Câu chuyện của bác kể về những năm tháng chiến tranh, câu chuyện không có mở đầu, không có kết thúc. Câu chuyện của bác kể cho em nghe từ cái buổi đầu tiên đi học ấy cho đến hết năm lớp Một cũng chưa kết thúc. Em không hiểu gì nhiều nhưng những câu chuyện ấy đã an ủi em những khi chờ mẹ đón. Biết tính em hay chạy nhảy và không thích ngồi trong phòng, bác còn tự tay đóng cho em một chiếc ghế bằng gỗ rất xinh để ngồi trong nhà chờ đợi mẹ. Thỉnh thoảng bác lại dúi cho em vài cái kẹo cái bánh. Vì yêu quý bác đã có lúc em tặng bác chiếc kẹp tóc cài trên đầu. Bác cười và nói: cái kẹp tóc này chỉ dành cho những cô bé xinh xắn như cháu thôi. Bây giờ nhiều lúc nhớ lại em vẫn thấy mình thật buồn cười.

Xem thêm:  Vấn đề môi trường sống của chúng ta hiện nay

Bác bảo vệ trường em là vậy đấy. Mãi mãi trong tâm trí em vẫn lưu giữ hình ảnh bác bảo vệ đáng kính.