Suy nghĩ về đôi bàn tay của Tnú trong Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Suy nghĩ về đôi bàn tay của Tnú trong Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Mở bài Suy nghĩ gì về đôi bàn tay của Tnú trong “rừng Xà Nu”

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học VN hiện đại. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất này: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu …

Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của VHVN 1945-1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng.

Thân bài Suy nghĩ gì về đôi bàn tay của Tnú trong “rừng Xà Nu”

Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man

Tnú là nhân vật chính của tác phẩm được khắc họa bằng những nét độc đáo, giàu chất sử thi, bi tráng. Tnú được nhà văn miêu tả như một anh hùng đại diện cho số phận và con người và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, con đường đi của họ là con đường tự đấu tranh.

Đoạn văn diễn tả tinh thần bất khuất của người anh hùng Tây Nguyên thật mãnh liệt. “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa Xà nu”. Mười ngón tay của Tnú nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống. Kì lạ thay, người Cộng Sản ấy không hề kêu van, dù “Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Đúng rồi, Tnú không thèm kêu van vì “người cộng sản không thèm kêu van”. Nhưng Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”.

Xem thêm:  Tóm Tắt Truyện Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Của Lưu Quang Vũ

Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về ….Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận….

Tnú vượt qua bi kịch cá nhân, trở thành người chiến sĩ, người cán bộ có tinh thần kỷ luật cao. Từ đây cả dân làng Xôman vùng dậy cầm lấy giáo mác… làm vũ khí chống lại súng đạn tối tân tàn bạo của Mỹ – Ngụy.

Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về “cấp trên cho về một đêm. Tnú chỉ về một đêm”.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày

Khi bị giặc tra tấn dã man, bị đốt 10  ngón tay, Tnú đã cắn chặt răng, để không kêu lên tiếng nào, sau nỗi đau thương Tnú tham gia cách mạng với 2 bàn tay bị cụt, 10 đốt anh vẫn cầm súng chiến đấu và anh dùng chính hai bàn tay cụt đấy bóp cổ tên chỉ huy.

Chúng đốt 10 đầu ngón tay của Tnú với mục đích là khủng bố, tiêu diệt phong trào cách mạng, ngăn chặn bàn tay cầm vũ khí nhưng chúng đã lầm, bởi vì khi mười đầu ngón tay Tnú đốt cháy như 10 ngọn đuốc bị đốt sống nhưng ta không hề nghe thấy một tiếng kêu van, vì người cộng sản sẽ không bao giờ kêu than, mà lúc đấy Tnú chỉ nghĩ rằng: “Mai đã chết, rồi mình cũng sẽ chết, anh chỉ lo rằng không có ai để lãnh đạo dân làng Xô Man chiến đấu cách mạng. Anh không hề kêu van mà chúng ta chỉ nghe thấy một tiếng “giết”, âm thanh đó vang lên rồi lại vang dộn lại biết bao khác “chém, chém hết”, “giết, giết hết” đó là tiếng hét của buôn làng, của cụ Mết, của trai làng đã cầm vũ khí để quay lại, kết quả là 10 thằng giặc bị phơi xác giữa căn nhà ưng, kẻ thù xâm lược đã bị trả giá bởi hành động bạo tàn của chúng và nhân dân Tây Nguyên. Tất cả dân làng Xô Man đã đứng lên đồng khởi, cầm vũ khí. Vậy đấy, một khi ta đã cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ người anh hùng, chiến đấu để bảo vệ dân làng.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Cuộc đời bi tráng của Tnú qua chi tiết đôi bàn tay bị đốt cụt đã chứng minh một chân lý, đó không phải là một thứ chân lý khô khan, mà đó là thứ chân lý được hiện lên bởi máu và nước mắt, chân lý nảy sinh ra từ hiện thực, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, cầm vũ khí chính là con đường chiến đấu, là con đường mà chúng ta dành chiến thắng đối với kẻ thù chống xâm lược. Tnú tiếp tục cầm vũ khí, đôi bàn tay cụt ngón của anh, tiêu diệt kẻ thù, không chỉ trả thù cho vợ con và còn để bảo vệ dân làng.

Kết luận Suy nghĩ gì về đôi bàn tay của Tnú trong “rừng Xà Nu”

Như vậy, Tnú vừa là một điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên vừa là một điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Có được vẻ đẹp toàn vẹn đó là do nhà văn không chỉ có duyên mà còn đã gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ ; không chỉ là “tôi yêu say mê cây xà nu từ ngày đó” mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với đồng bào Tây Nguyên, để rồi mang không khí đau thương mà anh dũng của một thời khói lửa thổi vào tác phẩm, và rồi ghi một dấu ấn cho văn học cách mạng Việt Nam bằng sự bất tử của hình tượng Tnú.