Văn mẫu THCS

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài làm

Viết về số phận và thân phận của những người phụ nữ trong xã hội là một trong những đề tài nổi bật trong dòng trung đại Việt Nam ta, tuy không nhiều nhưng những tác phẩm được đề cập đều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Về thể loại thơ ca có thể liệt kê đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, những tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương như Bánh trôi nước, tự tình….Còn tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi thì có lẽ Chuyện người Nam Xương của Nguyễn Dữ ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả hơn cả.

Chuyện người con gái Nam Xương kể về nhân vật Vũ Nương, bi kịch về cuộc đời nàng cũng là lời cay nghiệt phản bác lại xã hội phong kiến xưa, một xã hội không biết coi trọng phụ nữ, họ gây bất hạnh cho người phụ nữ thì kết cục họ cũng sẽ nhận lại trái đắng.

Nhân vật Vũ Nương dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ hiện lên là một hình mẫu lý tưởng về người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Vũ Nương xinh đẹp, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Đến tuổi cập kê, nàng được nhiều mối ướm hỏi, cha mẹ gả nàng cho gia đình phú hộ Trương Sinh. Thân phận gái nhà nghèo lấy chồng nhà giàu, hẳn ai cũng nghĩ một bước lên tiên, chuột sa chĩnh gạo nhưng liệu ai có hiểu cho Vũ Nương rằng, đằng sau các tưởng như là phúc phận ấy lại là muôn đắng ngàn cay.

Xem thêm:  Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 đầy đủ hay nhất

Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa đã được đề cập rất nhiều trong văn chương từ cổ chí kim. Với cái xã hội nam quyền, với thước đo chuẩn mực trong xã hội là sự hài lòng của người đàn ông. Phận đàn bà phải tuân thủ theo đạo đức phong kiến. Trong khi những người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, thì những người phụ nữ bị đè nặng trên vai những chuẩn mực quy tắc của đạo nghĩa tứ đức "công, dung, ngôn, hạnh", tam tòng 'tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Có mảnh tình cũng phải "san sẻ tý con con" đau đớn, tủi nhục muôn phần. Dù có những chuyện hậu cung tranh đấu, tỷ muội hoang tàn, âu cũng xuất phát từ sự ích kỷ, tham lam của những người đàn ông.

suy nghi cua em ve nhan vat vu nuong trong tac pham chuyen nguoi con gai nam xuong cua nguy - Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Chồng của Vũ Nương cũng vậy, cũng đúng chuẩn một nam nhân nam quyền. Dù là con nhà giàu nhưng ít học lại có lề thói hay ghen. Vũ Nương hiểu tính chồng, trong cuộc sống hôn nhân lúc nào cũng phải nhìn trước ngó sau mà liệu đường ứng xử, không bao giờ để vợ chồng phải trở nên bất hòa. Vũ Nương lấy chồng không có giai đoạn tìm hiểu yêu đương, tuy nhiên, quyết định xuất giá, bước vào nhà người ta là Vũ Nương cũng xác định rõ tâm thế là người của Trương Sinh, hết lòng vì Trương Sinh, hết lòng vì gia đình chồng. Cuộc sống bình yên chưa được bao lâu thì đất nước gặp nạn binh biến, Trương Sinh phải tòng quân đi lính, Vũ Nương thấm thía nỗi vất vả, gian lao và sự hiểm nguy của vô cùng, nàng lo lắng cho chồng mình vô cùng, ngày đêm cầu khẩn sự bình an cho chồng, ngày đêm thương nhớ chồng khôn nguôi. Nàng chẳng ham vàng bạc phú quý giàu sang, nàng chỉ mong chồng nàng trở về bình an để gia đình sum tụ.

Xem thêm:  Phần 2 Đề 23: Kể một kỉ niệm về tình bạn thời thơ ấu.

Chồng đi lính chiến, nàng ở nhà một mình lo ngược lo xuôi, lo trong lo ngoài ai ai cũng đều cảm mến khâm phục. Mẹ chồng già yếu, thường xuyên ốm đau, nàng cũng không quản ngại chăm sóc, thuốc thang, đi tìm thầy nọ, thuốc kia lễ bái thần phật những mong cho mẹ chồng khỏi bênh. Những lời nói của bà trước lúc ra đi có thể thấy rõ được rằng bà thấm thía và trân trọng tình cảm của nàng dâu vô cùng: "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo….. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ".

Mẹ chồng cũng bỏ nàng đi, nàng một thân một mình nuôi dạy con trai, vì thương con chưa biết mặt cha, chưa có biết đến tình yên thương của ba mà nàng cứ đêm đến lại giả chỉ chiếc bóng mình trên vách là cha nó. Thằng ba tưởng thật và không ngờ đó lại là nguồn cơn cho tấn bi kịch đầy cay nghiệt của cuộc đời nàng. Đúng như mong ước, chồng nàng bình yên trở về, nhưng chớ trêu lại tin lời con trai không nhận ba mà nghi cho nàng thất tiết, không chung thủy. Ghen tuông mù quáng, không kiểm soát được lý trí cứ đánh chửi nàng rồi đuổi nàng đi. Vũ Nương hết sức phân trân nhưng không được, tuyệt vọng nàng ra đi để rồi là sự ra đi mãi mãi, chết cũng đầy oan ức: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ . Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ".

Xem thêm:  Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Trương Sinh có hối hận cũng đã muộn. Số phận đầy oan nghiệt của người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương là lời tố cáo trực diện đến với xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, coi rẻ giá trị và sinh mạng của người phụ nữ. Đáng oán than khôn cùng.

Minh Tuệ

Post Comment