Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Bài làm

Làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Tác phẩm được khai thác qua lăng kính hết sức hiện thực, đồng thời qua cảm quan, cách nhìn nhận cuộc sống đầy tính nhân văn và chất nhân đạo của nhà văn, câu chuyện trong tác phẩm mang một chiều sâu tư tưởng hết sức đáng quan tâm và suy ngẫm. Nhân vật chính trong tác phẩm là ông Hai, một người nông dân nghèo và có tinh thần yêu làng, yêu nước rất đặc biệt, rất đáng quý.

Ông Hai vốn là người chợ Dầu, nhưng vì tình hình kháng chiến, tình hình của cuộc cách mạng chung mà gia đình ông phải đi tản cư, sống tạm bợ ở một nơi ở mới. Điều này chính là điều mà ông luôn lo lắng, là sự trăn trở khôn nguôi của ông. Bởi ông yêu ngôi làng chợ Dầu của ông khôn cùng, đó không chỉ đơn thuần là nơi chôn rau cắt rốn của ông mà còn là nơi mà ông gắn bó cả cuộc đời, là phần máu thịt trong ông, là những điều mà ông quan tâm nhất, là niềm vui, nỗi buồn trong cõi lòng của ông. Phải ra đi, phải rời xa, lòng ông đau như cắt, nhưng đau đớn hơn là chuyện phải rời bỏ làng đúng lúc tình hình kháng chiến đang nguy cấp. Ông không đồng ý, không hề muốn như vậy, sống chết ông vẫn có nguyện ước cùng anh em chiến hữu trong làng kề vai sát cánh để bảo vệ ngôi làng, cùng làm kháng chiến, tuy nhiên, mọi việc không được như ý ông muốn, chính vì thế mà ông đớn đau vô cùng.

Xem thêm:  Bình luận về tinh thần tự lực tự cường

Đối với ông, tình cảm dành cho ngôi làng thân yêu của mình là mãnh liệt vô cùng, ở nơi tản cư, không lúc nào ông quên hỏi tin tức về làng của mình. Ông luôn luôn dành sự tự tin, niềm tự hào về ngôi làng thân yêu của mình. Ông không ngại việc khoe khoang, gặp được những người mà ông nghĩ có thể sẻ chia, đồng cảm được là ông thấy vui vô cùng, là ông lại khoe khoang: “Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Nói đến đâu là miệng ông lại nhoẻn cười, đôi mắt sáng ngời sự vui vẻ và hạnh phúc. Đối với ông, niềm tự hào nhất, đáng giá nhất trong những giá trị của ngôi làng mà ông thương quý nhất đời đó chính là tấm lòng mà con người quê hương ông dành cho kháng chiến, tinh thần kháng chiến, chống giặc ngoại xâm của người dân quê ông: “Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai”, ông nhớ đến những kỷ niệm đó khôn cùng.

unnamed file 54 1 - Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Những ngày ở nơi tản cư, ông khôn nguôi nhớ về ngôi làng, ông chăm chỉ đọc tin tức kháng chiến, những tin tức chiến thắng của quân ta khiến ông sung sướng khôn cùng. Cứ bàn đến chuyện kháng chiến hay trận mạc là trong ông lại sốt sắng hết cả lên: “Báo Cứu quốc hôm nay nghe sướng quá. Cụ Hồ đối đáp với các nhà báo ngoại quốc đâu vào đấy. Cứng rắn mà lại mềm mỏng lắm. Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn Độc lập và Thống nhất thôi, không thì dân ta đánh đến cùng. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục”.

Ông yêu nước là thế, yêu làng quê của ông là thế mà cuối cùng ông lại gặp phải hoàn cảnh trớ trêu, như một thử thách đối với cuộc đời của ông lão vậy. Đó là việc ông nghe tin làng mình theo Tây. Sự việc xảy qua quá đột ngột, ông biết đến câu chuyện này quá nhanh khiến ông hoang mang vô cùng. Ông đau đớn khôn cùng, bao nhiêu hy vọng trong ông dường như bị dập tắt hết. Tưởng chừng ông chẳng còn chút hy vọng nào cho cuộc sống của ông nữa, bởi đối với ông, ngôi làng là niềm vui, sự hạnh phúc, là những điều nghĩ suy trong ông. Cách mạng còn, kháng chiến còn tiếp diễn thì ông mới có cơ hội được trở về làng. Mất hết hy vọng, mất hết niềm tin, giờ đây trí nghĩ của ông rối bời vô cùng. Ông kéo thằng con út của mình lại mà tâm tình thủ thỉ với nó:

Xem thêm:  Suy nghĩ về tình cảm cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà

“ -Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

-Là con thầy mấy lỵ con u.

-Thế nhà con ở đâu?

-Nhà ta ở làng chợ Dầu.

-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

-Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.”

Đoạn văn ngắn gọn nhưng cũng súc tích vô cùng, vừa thể hiện được tình yêu làng, tình yêu đất nước của ông Hai đồng thời thấy được chính kiến của ông với cuộc đời. Điều đó đáng quý vô cùng.

Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh được một mảng hiện thực bức tranh đời sống của nhân dân ta trong xã hội cũ, khi đất nước gặp chiến tranh mà còn nói lên được sự thấu hiểu của tác giả đối với mỗi con người và cuộc đời trong xã hội ấy. Qua việc đặc tả nhân vật ông Hai, việc nhìn nhận và đánh giá và nhân phẩm của người nông dân Việt Nam càng thêm khẳng định. Họ là những con người tuy nghèo khổ nhưng mang tấm lòng thiên lương trong sáng, hết lòng vì đất nước, đáng quý vô ngần.

Minh Anh