Soạn văn Luật thơ chương trình Ngữ văn lớp 12

Soạn văn Luật thơ chương trình Ngữ văn lớp 12

Hướng dẫn

Để sáng tác một bài thơ hay và có giá trị, người viết không chỉ cần có vốn từ phong phú, tâm hồn nhạy cảm mà cần đảm bảo được luật thơ quy định. Vậy luật thơ quy định như thế nào đối với người sáng tác, các bạn hãy cùng tham khảo soạn văn Luật thơ vanmau12 sẽ giới thiệu dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về bài học Luật thơ

Câu 1. So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài “Mặt trăng” (tr. 103 – 104, SGK) với đoạn thơ năm tiếng sau đây

Trả lời

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

Trả lời:

“Mặt trăng” là bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn truyền thống, còn “Sóng” là bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn hiện đại. Giữa hai bài có những điểm tương đồng và khác biệt.

– Về điểm giống nhau:

+ Mỗi câu thơ bao gồm năm tiếng.

+ Sử dụng cách gieo vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách,…

+ Các thanh bằng trắc đối nhau.

– Về điểm khác biệt:

Đặc điểm “Sóng” “Mặt trăng”
Về số câu – Số câu không hạn định. – Số câu bị hạn định (thể tứ tuyệt: 4 dòng, thể bát cú: 8 dòng)
Về vần điệu – Sử dụng linh hoạt, có vần chân, vần lưng. – Sử dụng một vần (độc vận) là vần cách.
Về nhịp điệu – Nhịp điệu linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2. – Nhịp lẻ: 2/3
Về đối – Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh điệu. – Phần hài thanh yêu cầu nghiêm ngặt về mặt đối thanh, đối nghĩa.
Xem thêm:  Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Câu 2. Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khố thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống

Trả lời

“Đưa người, ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thắm không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Trả lời:

– Cách gieo vần trong đoạn thơ: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư: “sông”, “lòng”, “trong”. Đây là vần bằng.

Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống về cách gieo vần được thể hiện ở việc thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân, còn ở đoạn thơ gieo vần lưng, vần liền.

– Về cách ngắt nhịp: thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, còn trong đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn: hai câu thơ thứ 3 và 4 ngắt nhịp theo thể thất ngôn truyền thống, nhưng câu 1 và câu 2 ngắt nhịp 2/5 phù hợp với tâm trạng của tác giả.

Câu 3. Dùng các kí hiệu B (bằng), T (trắc), Bv (bằng, vần), niêm, Đ (đối), gạch nhịp để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau:

MỜI TRẦU

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

(Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

“Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi

Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

T B B T T B B

Này của Xuân Hương / mới quệt rồi

B T B B T T B

Có phải duyên nhau / thì thắm lại

T T B B B T T

Đừng xanh như lá / bạc như vôi”

B B B T T B B

Câu 4. Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ Mới

Trả lời

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Trả lời:

– Những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ:

+ Về vần: gieo vần chân, vần cách (“song”, “dòng” và là vần bằng).

+ Về cách ngắt nhịp: 4/3

+ Về hài thanh: theo đúng mô hình của thể thất ngôn bát cú

– Ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.

+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của quy định về vần trong thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.

+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng nhịp thơ 3/4 hoặc 4/3 như trong thơ Đường luật cổ.

+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật: chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai của câu thơ thứ ba.

II. Luyện tập

Theo Tacgiatacpham.com