Soạn bài Khi con tu hú lớp 8 đầy đủ hay nhất

Mùa hè luôn là mùa đọng lại trong ta những xúc cảm mãnh liệt đặc biệt và những kỉ niệm đong đầy. có theer trong kí ức mỗi người kí ức đó là tiếng ve kêu râm ran, là những chum hia bằng lăng đỏ rực góc trời, là những lần thả diều cùng lũ bạn trong làng….còn có lẽ trong kí ức của Tố hữu thì đó lại là tiếng chim tu hú trên nền trời xanh khi còn đang bị giam trong tù ngục. Điều đó được thể hiển rõ nét qua bài Khi con tu hú. Trong chương trình ngữ văn 8 tập 2 lần này chúng ta cùng làm quen với văn bản khi con tu hú. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Khi con tu hú lớp 8. Việc soạn bài ở nhà là một bước chuẩn bị nên có trước khi lên lớp

SOẠN BÀI KHI CON TU HÚ LỚP 8.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê ở Thừa Thiên – Huế

Ông là một trong số những người giác ngộ Cách mạng rất sớm và tham gia hoạt động cách mạng có công rất lớn trong những buổi đầu. Từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Đảng. Các tác phẩm: từ ấy, Việt Bắc, máu và hoa…

2. Tác phẩm

Được tác giả sáng tác khi ong bị giam vào trong nhà lao phủ Thừa Thiên Huế

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu để chứng tỏ rằng dù đang ở trong tù nhưng lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do vẫn luôn cháy bỏng trong lòng người chiến sĩ cách mạng.

II. Hướng dẫn soạn bài khi con tu hú đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 18 SGK văn 8 tập 2:

Nhan đề bài thơ rất lạ “khi con tu hú” là một trạng ngữ chỉ thời gian. Nhan đề bỏ nửa chừng gợi mở càng kích thích trí tò mò của người đọc

“Khi con tu hú” là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi đọng của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú – âm thanh rạo rực cuộc sống – hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống.

Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì nó là tín hiệu mùa hè, là sự gọi mời tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư nhà thơ.

Câu 2 trang 18 SGK văn 8 tập 2:

Bức tranh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu là một bức tranh mùa hè đẹp rực rỡ, tràn ngập màu sắc và rộn rang âm thanh:

Âm thanh:

  • Tiếng chim tu hú gọi bầy -> tiếng chim không đơn lẻ mà là cả một bầy
  • tiếng ve ngân vang cả khu vườn
  • Tiếng diều sáo vang lừng cả không trung

=> âm thanh rộn rang, náo nức bản tình ca mùa hè say đắm

Màu sắc:

  •  Cả không gian được bao phủ bởi màu vàng trùng điệp
  • Màu hồng lung linh của nắng
  • Màu xanh của trời
Xem thêm:  Giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề :Đọc hiểu truyện hiện đại Việt Nam

=> màu sắc rực rỡ, tươi tắn, tràn đầy sức sống.

Hình ảnh:

  • Cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ
  • Trái cây chín mọng ngoài vườn
  •  Đôi con diều sáo nhào lộn không trung

=> những hình ảnh biểu hiện sự ấm no, trù phú của làng quê khi hè đến.

Câu 3 trang 18 SGK văn 8 tập 2:

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

  • Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2, 3/3
  • Các động từ mạnh: dây, đạp tan, ngột, chết uất -> nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của chiến sĩ
  • Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao -> sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại
  • Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú – âm thanh của sự sống tự do
  • Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu là cuộc sống tự do háo hức, tươi sáng >< cuối bài là cảm giác ngột ngạt, u uất tới đỉnh điểm
  • Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu màu hè tươi mới, rộn rang đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, tù đày

Câu 4 trang 18 SGK văn 8 tập 2:

Cái hay của bài thơ được thể hiện qua những điểm sau:

  • Sự tương phản giữa hai bức tranh: bức tranh thiên nhiên bên ngoài tươi đẹp và âm thanh rộn rang màu sắc rực rỡ. bức tranh bên trong lại tối tắm, u uất, giam hãm tù đày. Hai thế giới trong và ngoài tạo sự đối lập gay gắt.
  • Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim, mỗi lần xuất hiện đều mang ý nghĩa khác nhau
  • Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc
  • Ngôn ngữ thơ tự nhiên, diễn đạt tự nhiên tâm trạng tác giả
Xem thêm:  Nghị luận vấn đề ý thức học tập của học sinh hiện nay

Nguồn Internet