Soạn bài Hồi trống cổ thành đầy đủ hay nhất

Mỗi thời đại, mỗi nền văn học đều có những kiệt tác để ngàn đời còn lưu danh ngưỡng vọng. Với một nền văn học và văn hóa đồ sộ, đặc sắc và phong phú như Trung Quốc cũng đã góp vào tượng đài văn học những trác tuyệt bất hủ, trong đó không thể không kể tới Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung. Đặc biệt đoạn trích Hồi trống cổ thành cũng đã cho ta thấy khá rõ chân dung, tính cách của các nhân vật được khắc họa ra sao. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Hồi trống cổ thành lớp 10 nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham khảo bài soạn của chúng mình. Hi vọng rằng với bài soạn này các bạn sẽ có thể hiểu được đôi chút về tác phẩm, đồng thời nâng cao hiểu biết cho bản thân mình để học tập được tốt hơn nữa nhé.

SOẠN BÀI HỒI TRỐNG CỔ THÀNH LỚP 10

I, Tìm hiểu chung bài Hồi trống cổ thành

1.Tác giả

La Quan Trung là một trong những tác gia của văn học Trung Quốc

2.Tác phẩm

Bố cục:

Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!): Trương Phi hiểu lầm Quan Công.

Phần 2 (còn lại): Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.

II, Đcọ hiểu bài Hồi trống cổ thành

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì Trương Phi là người cương trực, nóng nảy, với kẻ thù, với sự phản bội chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công hàng Tào Tháo cũng là theo giặc, là bội nghĩa, phản bội anh em.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

Nhan đề Hồi trống Cổ Thành với hình tượng hồi trống trở thành biểu tượng nghệ thuật với ý nghĩa:

  • Gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.
  • Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi.
  • Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.
  • Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu – Quan – Trương.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

“Nóng như Trương Phi” là nóng nảy do cá tính gàn dở vì nhân vật thiếu bình tĩnh khi vừa biết tin báo đã múa xà mâu muốn đâm Quan Công. Nhưng suy cho cùng là sự nóng nảy muốn biết sự thực, phải trái.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống làm nên ý vị Tam quốc và thú vị. Nó gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công. Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi. Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng. Đồng thời còn để ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu – Quan – Trương.

Xem thêm:  Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng kết thúc khác)

Nguồn Internet