Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng bánh giầy

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh Chưng Bánh Giầy

Bài làm

Tết – một trong những nét đẹp văn hóa của nước Việt ta, tự ngàn xưa thì dân ta đã có phong tục làm bánh chưng, bánh giầy để thờ cúng tổ tiên. Truyện Bánh Chưng Bánh Giầy là một truyện đã giải thích về nguồn gốc của hai loại bánh này, đồng thời cũng đã phản ánh được văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước. Thông qua đây cũng đã thể hiện một thái độ tôn kính trời đất và tổ tiên của ông cha ta. Không dừng lại ở đó thì truyện cũng còn thể hiện một bài học về cách chọn lựa người tài, đề cao lao động và đề cao nông nghiệp trong buổi đầy xây dựng đất nước.

Truyện nói lên bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu, khi đó nhà vua cũng đã về già thì nhà vua muốn truyền ngôi thế nhưng ông lại có 20 con trai cho nên băn khoăn và không biết chọn ai sao cho xứng đáng. Khi giặc cũng đã dẹp yên và nhà vua cũng mong sao cho nước nhà thêm thịnh vượng hơn. Nhà vua cũng biết rằng dân ấm no thì lúc này đây ngai vàng mới vững.

Nhà vua gọi các con lại và nói rằng “Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám”. Khi đó thì các người con trai vua Hùng ai au cũng muốn ngôi báu về mình, thế nhưng họ dường như không hiểu được ý nghĩa sâu xa của đức vua. Ai ai cũng cứ lo chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, của ngon vật lạ, càng khó kiếm càng tốt. Chính vì thế nhiều người đã không quản ngại đến rừng sâu hay lặn xuống đáy biển để tìm của ngon vật lạ.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: Thạch Sanh

Thế nhưng riêng Lang Liêu là người con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ. Lý do mà chàng được giúp đỡ bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh. Ngay từ nhỏ thì chàng đã phải lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Tuy là con vua đấy, thế như Lang Liêu lại không khác gì một người lao động thực thụ. Khi nghe lệnh của vua cha thì người nông dân lao động dường như cũng thật buồn vì trong nhà cũng chỉ có khoai lúa chứ không có gì hơn, càng nghĩ Lang Liêu cũng càng tủi thân.

 

unnamed file 136 - Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng bánh giầy

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh Chưng Bánh Giầy

Ngày trước, theo quan niệm của tổ tiên chúng ta thì Thần, Phật, Tiên, Bụt là những bậc thần tiên vẫn thường hay giúp đỡ người hiền lành và kẻ nghèo khó. Chính vì Lang Liêu không có quyền thế cũng chẳng có của cải gì, đã vậy chàng cũng lại chẳng có kẻ ăn người ở để mà sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Vì lẽ đó mà Lang Liêu mới nhận được sự giúp đỡ của Thần Phật. Chàng được Thần báo mộng và dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. Lý do chính bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hạt gạo cũng lại nuôi sống con người. Hình ảnh hạt gạo quý giá như vậy đã thế nó lại dễ thấy nữa bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người mà ra.

Lúc đó thì Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần và chàng thấy lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình nữa. Cứ nghĩ chàng lại càng thấy đúng. Qủa thực, chính suy nghĩ của thần đã nói lên suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân và như vậy thì quả thật đúng ý vua cha. Nhận được sự giúp đỡ thần linh mách bảo, để có thể kết hợp với tấm lòng thành, cùng với đó là óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu nhanh ý đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh thật đẹp cùng với đậu xanh, thịt lợn. Và gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem luộc chín. Bánh được làm bằng gạo nếp, bên trong có đỗ xanh, thịt lợn và gói lá dong, bánh có hình vuông được gọi là bánh chưng tượng trưng cho đất. Chàng lấy gạo nếp đồ lên và giã nhuyễn ra rồi nặn thành bánh có hình tròn thì gọi là bánh giầy tượng trưng cho trời.

Xem thêm:  Cảm nhận về mẹ-lớp 6,7

Trong cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương thì ác con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, đem cả những mâm nem công chả phượng trên trời dưới đất chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng, vua cha lại chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu mà thôi. Và điều gì đã cuốn hút nhà vua cũng thật quan tâm tới hai thứ bánh ấy? Vẻ vuông vức của bảnh tranh, bánh tròn trịa của bánh giầy như trắng muốn và mịn màng thì nhà vua cũng vô cùng ưng ý. Vua cha đã gọi Lnag Liêu lên hỏi và Lang Liêu đã kể lại việc gặp một giấc mộng lạ. Nhà vua lúc này cũng đã ngẫm nghĩ rất lâu và chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương và dĩ nhiên Lang Liêu chính là người sẽ được vua cha truyền ngôi.

Bánh chưng và bánh giầy như đã thể hiện được thái độ biết quý trọng nghề nông, biết quý trọng hạt gạo do chính bàn tay con người làm ra. Vua Hùng Vương cũng  đã cảm nhận được một tính chất thiêng liêng trong câu chuyện mà có vị Thần báo mộng kia. Đó chính là ở trong trời đất, hạt gạo chính là quý nhất. Hạt gạo có vai trò nuôi sống con người. Nhân dân có ấm no thì lúc đó ngai vàng mới vững được. Lang Liêu là người luôn biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

Xem thêm:  Tả tiết làm bài kiểm tra ngữ văn

Khi mà thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua lúc và quần thần ai ai cũng tấm tắc khen ngon. Thêm với đó chính là lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình biết bao nhiêu. Đó là một thứ bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn bánh hình vuông là tượng Đất. Trong bánh thì các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài cho nên vua Hùng đã đặt tên là bánh chưng. Hình ảnh lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau, yêu thương lẫn nhau.

Có thể nói hai thứ bánh này dường như cũng đã lại chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đồng thời đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên cho vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng với các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu lúc này đây quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo.

Thông qua Sự tích bánh chưng, bánh giầy mà ta nhận thấy được phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Qủa thực nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục cũng chính từ những cái bình thường giản dị, thế nhưng rất giàu ý nghĩa. Truyện nói lên được vẻ đẹp của người lao động, đồng thời còn là một bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân.