Đề bài: Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo
Bài làm
Ba tiếng hội đồng chuột là tiếng cười châm biếm, chế giễu của dân gian. Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo cũng là một trong những chuyện hội dồng chuột ấy.
Làng chuột hội họp đông đủ, bàn việc rất hệ trọng. Chiếu trên ngất ngưỡng ông Cống. Chiếu giữa có hai anh Nhắt. Chiếu cuối của anh Chù, dù hôi hám nhưng cũng là tráng đinh.
Chương trình nghị sự do ông Cống trình bày là bàn chuyện đeo nhạc cho Mèo để làng chuột được báo động từ xa mà an tâm làm ăn. Hay quá! Cao kiến quá!", cả làng chuột reo lên khi ông Cống dứt lời.
Mấy ngày sau, nhạc đã mua về. Làng chuột lại nhóm họp để cử "người" đi đeo nhạc vào cổ Mèo. Ai sẽ được vinh dự lĩnh ấn tiên phong?
Người đầu tiên được cả làng chuột đồng thanh nhất trí giới thiệu là ông Cống. Nhưng ông vểnh râu khước từ cho đó là "việc làm tầm thường" không xứng với danh hiệu cao quý của mình.
Anh Nhắt được cử đi. Anh nhanh nhẹn được cả làng chuột tín nhiệm. Anh bảo là giữa làng chuột thì anh vẫn là người có vai vế "ở chiếu trên". Việc tẹp nhẹp ấy dành cho bọn "đàn em"…
Cuối cùng Chù được vinh dự nhận công việc vinh quang "đeo nhạc cho Mèo".
Chù thấp cổ bé họng, chối không được, phải cõng cái nhạc ra đi. Gặp Mèo, Chù đánh bạo đến gần. Mèo liền nhe nanh giương vuốt, gầm gừ. Chù cắm đầu tháo chạy, vứt cái nhạc lại, không biết cái nhạc bon đi đâu! Cả làng chuột vừa thấy Chù chạy về, vô cùng sợ hãi bỏ chạy tán loạn.
Cái hay, cái thú ở truyện ngụ ngôn này là ở ba tình tiết. Một, ông Cống dâng ý kiến đeo nhạc cho Mèo. Hai cả làng chuột đùn đẩy nhau. Ba, Chù phải cõng nhạc đi. Mới gặp Mèo, Chù sợ quá vứt nhạc lại hổn hển chạy về… Cả làng chuột bạt vía kinh hôn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.
Đeo nhạc cho Mèo cứ ngỡ là một sáng kiến, nhưng chỉ là một ý đồ viển vông, không thực tế. Trong cuộc sống, mọi kế hoạch, mọi "sáng kiến" phải mang tính khả thi mới có giá trị. Đó là bài học luận lí hàm chứa trong truyện cười — ngụ ngôn Đeo nhạc cho Mèo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh Bài làm: [...]
Th11
Thuyết minh về con trâu – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về con trâu Bài làm Từ biết bao đời nay, hình [...]
Th11
Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Văn lớp 8
Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ Bài làm Ai trong chúng ta [...]
Th11
Thuyết minh về một loài hoa – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa Bài làm Hôm qua tát nước đầu [...]
Th11
Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Đề bài: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn [...]
Th11
Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của [...]
Th11