Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà (Tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân).
Mở bài Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà
Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thàm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gi đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sòng Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mông lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà.
Thân bài Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà
Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu). Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng. Hung bạo là hung bạo nhất còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ.
Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách.
Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở. Ở khía cạnh này con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy… chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời”. Có chỗ, con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp “ngóng vọng lên khung cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn-điện”. Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gì đó bí hiểm vô cùng.
Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: “hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm”. Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng người. Cùng oán trách, cùng kêu van rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sông mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông?
Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang “rống lên” ầm ĩ như “hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu rừng tre nứa nổ lùa”. Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dừ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cái nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế.
Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là “những thạch trận“. Đá ở đây được bài trí chu đáo lắm! Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng má chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như “mồi nhử” các thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một “thế trận” không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng nhũng hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông vang vọng về từ quá khứ bốn ngàn nằm đấu tranh dựng và giữ nước. Có lẽ chăng? Phải chăng đó chính là cái tạo nền phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy.
Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân.
Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân”. Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mông, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ.
Còn nữa, nhìn cảnh “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông” mà “vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Có chỗ, đoạn sông lặng như tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”… Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng “ăn chết” bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao.
Kết luận bài văn Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà
Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy vui vui, thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cùng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12