Phân tích chứng minh tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu- văn lớp 12

Đề bài: Phân tích chứng minh tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu là một nhà thơ đồng thời là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm của mình Tố Hữu đều gửi gắm tâm tư tình cảm nguyện vọng, ý chí quyết tâm với con đường cách mạng mà mình đã chọn. Ông để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn trong nền thơ ca nước nhà.

Trong thơ của Tố Hữu thường thấm đẫm tinh thần dân tộc. Thơ ông thường gắn liền với thể loại Lục Bát thường được người xưa sử dụng trong ca dao, dân ca thể thơ vốn dễ đọc dễ hiểu gắn liền với nông dân lao động Việt Nam. Ngoài ra, những hình ảnh ngôn ngữ tác giả sử dụng thường mang yếu tố dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống con người.

Tính dân tộc trong thơ của tác giả Tố Hữu được thể hiện hài hòa giữa tư tưởng, hình thức và nội dung nghệ thuật. Nó thể hiện những tâm tư tình cảm xuất phát từ nội tâm của người viết. Tố Hữu là người sinh ra và lớn lên ở Huế một vùng đất có nhiều truyền thống lịch sử, là nơi kinh đó văn hóa của nước ta trong thời kỳ phong kiến. Chính vì vậy, trong thơ ca của mình Tố Hữu thường nhắc tới quê hương thân yêu.

Những câu thơ mộc mạc giản dị, thấm đẫm tính dân tộc hình thành từ trong tâm trí tác giả. Nó là cội nguồn của tình yêu quê hương, da diết

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Tiếng tu hú không phải là lần đầu tiên xuất hiện trong thơ trong bài thơ Bếp lửa tác giả cũng đã sử dụng tiếng tu hú để nói lên nỗi nhớ bà, nhớ quê hương. Tuy nhiên, trong thơ của Tố Hữu tiếng tu hú được tác giả sử dụng mang tới sự thê lương, tha thiết tới nao lòng.

Xem thêm:  Thuyết minh về di tích lịch sử

Bởi lúc này tác giả đang bị bắt, sống cảnh ngục tù nên khi nghe tiếng tu hú kêu làm cho Tố Hữu tha thiết nhớ quê hương, thèm khát được tự do, được ra ngoài vùng vẫy chiến đấu với kẻ thù,

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Từ ấy)

Trong mỗi vần thơ của mình tác giả Tố Hữu đều thể hiện tinh thần, tâm thế của một người cách mạng kiên trung, không nao núng trước hiểm nguy. Tác giả luôn cảm thấy hạnh phúc về con đường cách mạng mà mình đã chọn. Những câu thơ thể hiện tình cảm vui mừng phấn khởi, của một chàng trai trẻ khi giác ngộ cách mạng khi cảm thấy mình sống có lý tưởng, có ý nghĩa.

Qua mỗi câu thơ thể hiện tâm hồn vui tươi phấn khởi của tác giả khi tìm thấy lý tưởng sống của mình. Một tâm hồn phơi phới như mùa xuân rộn rã tiếng chim ca, ngào ngạt hương hoa thơm ngát…

Tố Hữu khẳng định chỉ có con đường cách mạng là con đường duy nhất khiến cuộc sống của người dân nước ta thoát khỏi kiếp nô lệ tăm tối. Con người chúng ta mới thật sự được làm người, được sống tự do, bình đẳng bác ái đúng nghĩa.

Trăng lên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Thuyền em rách nát

Mà em chưa chồng.

(Tiếng hát sông Hương)

Trong thơ của Tố Hữu những hình ảnh thân thuộc như vầng trăng, dòng sông, con thuyền đều hiện lên vô cùng chân thực, thể hiện sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên, quê hương đất nước. Màu sắc dân tộc trong thơ của tác giả Tố Hữu đều thấm đẫm trong những vần thơ gần gũi, giản dị, với hình ảnh thơ chân thực gợi lên trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa gợi cảm sâu sắc.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tính chất nhân văn, nhân đạo trong những tác phẩm của Tố Hữu là sự kế thừa truyền thống đoàn kết nhân đạo của cha ông ta để lại. Người xưa đã có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống như chung một giàn” để thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó của mỗi con người Việt Nam với nhau. Chính vì vậy trong những câu thơ của mình tác giả đều thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó của những con người trong cùng một dân tộc.

Tính nhân văn, tính dân tộc còn thể hiện qua những vần thơ cách mạng trữ tình sâu lắng với những lời thơ ngọt nào thể hiện tình cảm mặn nồng, tình cảm quân dân thắm thiết. Tác giả đã sử dụng “Ta” và “Mình” là danh xưng của những người dân chân chất, những người lao động mộc mạc để dùng trong thơ của mình, thể hiện sự gần gũi giản dị của tác giả với quê hương đất nước.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Trong mỗi vần thơ tác giả Tố Hữu đều vẽ lên một bức tranh quê hương với cảnh núi rừng thiên nhiên, con người hiện lên hoàn toàn tươi đẹp, lung linh sắc màu. Trong khổ thơ này thể hiện tình cảm gắn bó suốt 15 năm giữa quân cách mạng và nhân dân địa phương vùng Việt Bắc, thể hiện sự hòa quyện keo sơn của những con người yêu nước trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.

Xem thêm:  Dàn ý kể một lần trót xem nhật ký của bạn

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong khổ thơ này tác giả đã vẽ lên một bức tranh tứ bình về bốn mùa Xuân- Hạ – Thu- Đông vô cùng tươi đẹp thể hiện qua những hình ảnh tượng trưng tiêu biểu như hoa chuối rừng trong mùa đông, hoa mơ trong mùa xuân, tiếng ve trong mùa hè và ánh trăng trong mùa thu, đều là những hình tượng gắn bó gần gũi của người dân Việt Nam. Tính dân tộc được tác giả khai thác triệt để và vô cùng tinh tế.

Thơ của Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ bình dân dễ thuộc dễ đi sâu vào lòng người, đó chính là những thành tựu to lớn mà tác giả Tố Hữu đã đạt được trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu