Phân tích Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm tham khảo)

Phân tích Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm tham khảo)

Giới thiệu bài thơ: Năm 1942, Bác Hồ lên đường sang Trung Quốc, Bác bị bọn phản động quốc dân đảng bắt giữ. Chúng giải Bác đi khắp 18 nhà lao, qua 13 huyện, tỉnh Quảng Tây. Bài thơ Chiều tối được sáng tác trên đường Bác chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung,  tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản – HCM

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả : HCM – Vị cha già của dân tộc, mặt trời, ánh sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam thắng lợi…

– Giới thiệu chung về tập thơ Nhật kí trong tù.

– Đôi nét về  bài thơ Chiều tối : Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung,…

2. Thân bài

1. Bức tranh thiên nhiên (Hai câu đầu)

+Thời gian : Chiều tối – Khoảnh khắc cuối cùng của ngày.

– Gợi buồn cho người lữ khách tha hương.

+Không gian : Bao la của núi rừng

+Hình ảnh: Cánh chim, chòm mây => Thi liệu quen thuộc trong thơ cổ

+Dịch thơ không sát nghĩa: Cô vân – Mạn mạn ( cô đơn – lững lờ ) dịch thành Chòm mây và trôi nhẹ.

+Bút pháp chấm phá.

=> Vẻ đẹp tâm hồn Bác: Yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên, nỗi nhớ quê hương và ý chí nghị lực phi thường.

b. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt

+Hình ảnh cô gái say ngô

-> Công việc nặng nhọc, con người bình dị, miệt mài,..

+Thiếu nữ dịch là cô em -> Không sát nghĩa

+Thủ pháp nghệ thuật: Lấy ánh sáng tả bóng tối

+Điệp từ ma bao túc – bao túc ma hoàn.

+ Chữ ‘hồng’

-> Nhãn tự bài thơ, làm sáng lên hình ảnh người lao động.

=>Sự lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối

Tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống lao động thường nhật của con người

Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng: Cảm thông trước những số phận lao động, tinh thần lạc quan, yêu đời,…

3. Kết bài: Cảm nghĩ bài thơ

phan tich bai tho chieu toi - Phân tích Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm tham khảo)

Phân tích Chiều tối

Bài làm tham khảo

“Con đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa sáng mái đầu xanh

Thơ bác những vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Bác Hồ –  người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành cả đời mình vì nước vì dân, dành trọn tình yêu thương cho đồng loại, cho dân tộc. Người đã đi xa thế nhưng hình ảnh của vị cha già với trái tim bao la vẫn luôn trường tồn vĩnh cửu trong lòng triệu người dân Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo tài tình, vị danh nhân văn hóa thế giới, một nhà tư tưởng lớn. Không dừng lại ở đó, Bác còn được biết đến với vai trò một nhà thơ, một tác gia kiệt xuất. Người đã để lại cho nền văn học Việt Nam ta lượng tác phẩm không hề nhỏ, có giá trị vô cùng lớn. Trong số đó phải kể đến tập thơ ‘Nhật kí trong tù’ được sáng tác trong những ngày bác bị bắt giam ở Trung Quốc và bài thơ Chiều tối được sáng tác trên đường Bác chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản – HCM.

Xem thêm:  Phân tích Bài ca ngất ngưởng

Mở đầu bài thơ tứ tuyệt là hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên nứi rừng bao la lúc chiều tối:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

Đối với những người lữ khách tha hương, buổi chiều có lẽ là lúc họ cảm thấy buồn và cô đơn nhất. Chiều tà, lúc hoàng hôn dần buông xuống, ngày sắp tàn, mặt trời cũng dần lui xuống dành chỗ chuẩn bị cho sự xuất hiện của vầng trăng. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Họ nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ những hình ảnh quen thuộc nơi đất mẹ, nhớ lũy tre, bờ đê, nhớ mùi khói lam chiều, nhớ tiếng sáo vi vu của đám trẻ mục đồng,.. Thông thường khi người ta đang buồn mà ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thì tất nhiên cảnh vật đó cũng như thấm nhuần nỗi buồn ấy bởi

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Giống như những chú chim, sau một ngày dài đi kiếm ăn, cứ chiều đến lại bay về rừng, về tổ, về với tổ ấm thân thương. Trong thi ca cổ ta cũng gặp không ít những vần thơ lấy thi liệu là cánh chim chiều, điểm hình phải kể đến Đại thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều:

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng bánh giầy

“Chim hôm thoi thót về rừng

Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành

Hay cánh chim trong thơ Lý Bạch:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn.”

Cánh chim cuối ngày cũng tìm về nơi tổ ấm riêng của mình, vậy còn người chiến sĩ cộng sản biết về nơi đâu, biến dừng chân chốn nào nơi đất khách, quê người. Dường như nỗi cô đơn ấy như được tăng thêm ở câu thơ thứ hai:

“Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ trong thơ cổ nói lên được đúng tâm trạng của Bác. Tuy nhiên bản dịch không lột tả được hết ý đồ của từ ‘mạn mạn’ trong câu thơ viết bằng chữ hán. Dịch là ‘chòm mây’ có phần nhẹ nhàng không thể hiện rõ sự cô đơn mà tác giả muốn thể hiện. Hình ảnh đám mây nhẹ nhàng cứ thế trôi lờ lững trên bầu trời bao la, mặc kệ thời gian. Từ cô vân kết hợp với ‘mạn mạn’ tạo cảm giác chòm mây kia cũng cô đơn lạc lõng giống như tâm trạng người lữ khách đang nhớ quê hương. Nhưng với cách nhìn, cách cảm nhận của nhà thơ thì người đọc vẫn cảm nhận được nét thơ, nét trữ tình của thiên nhiên, hiểu được ý đồ của thơ Bác. Cảnh lao tù cực khổ khó trách Bác có những khao khát trở về, khao khát có được trốn bình yên hay hơn thế là sự khao khát thoát khỏi nơi tù đày về quê hương cứu đồng bào, dân tộc. Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh tuy nhẹ nhàng nhưng bàng bạc chất thép, chất cách mạng, thấm đẫm nỗi niềm riêng.

Khảnh khắc cuối cùng của ngày tàn ấy bỗng rực lên bởi một nguồn ánh sáng nhỏ:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

Chỉ bằng một nét vẽ vô cùng tinh tế, tác giả đã thể hiện sinh động cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động nơi núi rừng bao la. Nổi bật lên là hình ảnh cô gái say ngô tối, cô gái như một điểm nhấn, bình dị, mộc mạc. Người thiếu nữ ấy cũng là con người duy nhất xuất hiện trong không gian mênh mông của núi rừng. Cô sơn nữ miệt mài làm việc, công việc say ngô có phần mệt mỏi nhưng cô gái nhỏ ấy vẫn chăm chỉ làm khiến người tù nhân mải miết đứng nhìn. Vòng xay ngô cứ lặp đi lặp lại, đều đặn giống như thời gian, không gian. Vòng xay đều đặn đến khi lò than đã ‘rực hồng’. “Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ. Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ”. (Hoàng Trung Thông). Chữ hồng làm sáng rực bài thơ, sáng rực không gian lúc xế chiều và làm sáng rực lên hình ảnh con người lao động nơi sơn cước. Từ đâu mà có chữ ‘hồng’? Đó chính là từ ngọn lửa của tình yêu cuộc sống ẩn sâu trong tâm hồn bác, ngọn lửa của khao khát hòa nhập với thiên nhiên, ngọn lửa khao khát trở về, ngọn lửa không bao giờ tắt trong lòng Bác.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ thứ hai của bài Tây Tiến của Quang Dũng- văn lớp 12

“Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – LêNin thế giới người hiền

Ánh hào quang đỏ thềm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên.”

Thành công của bài thơ là sự kết hợp tài tình giữa yếu tố cổ điểm và hiện đại, chất thép và tình trong thơ Hồ Chó Minh. Bài thơ khiến người đọc phải xúc động trước tinh thần lạc quan cách mạng cùng lòng nhân ái bao la của người. Bác Hồ – một tư tưởng lớn, ngọn đuốc sáng của cả dân tộc Việt Nam. Bài thơ Chiều tối nói chung và tập thơ Nhật kí trong tù của Bác nói riêng mãi giữ một vị trí nhất định trong lòng độc giả chúng ta. Với tất cả những gì Bác để lại, có thể nói Bác chính là kết tinh quý báu của cả dan tộc Việt Nam, là tiêu biểu cho một dân tộc đoàn kết, một dân tộc anh hùng.

Đỗ Thị Thu Trang

Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên