Phân tích bị kịch tinh thần của nhà văn Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao- văn lớp 12

Đề bài: Phân tích bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao

Bài làm

Nam Cao là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện thực trong giai đoạn những năm 1945. Các tác phẩm của ông đều gắn liền với những số phận của người nông dân, khốn khổ, bần cùng và tầng lớp tri thức nghèo đang sống mòn với chữ nghĩa, đang đấu tranh giữa sự lãng mạn trong văn chương và thực tế xã hội.

Truyện ngắn “Đời thừa” là một tác phẩm tiêu biểu về lớp người tri thức nghèo, trong thời kỳ chiến tranh, khiến cho người đọc vô cùng ám ảnh.

Nhân vật nhà văn Hộ cũng như thầy giáo Thứ trong sống mòn, hay biết bao nhiêu nhân vật khác của Nam Cao đều là những người có học. Muốn sống một cuộc sống đẹp, muốn tạo ra những tác phẩm văn chương giúp ích cho đời, muốn vượt lên sự khốn khổ của cuộc sống, nhưng mà sự thật phũ phàng. Thực tế cuộc sống khó khăn khiến cho những người làm nghề cầm bút không thể sống được với nghề.

Hộ cũng như bao nhà văn chân chính khác luôn muốn tạo ra những giá trị nghệ thuật đích thực. Ôm mộng văn chương với những tuyệt tác để đời. Nhưng Hộ luôn đấu tranh giữa hai luồng văn chương.

Một là loại văn chương lãng mạn xa rời thực tế, khiến cho con người khi đọc nó lãng quên cuộc sống khốn khổ xung quanh mình, vùi chôn thực tại. Hai là loại văn chương gắn liền với đời sống thực tại, văn chương chính nỗi khốn khổ của những người dân nghèo.

Nhân vật Hộ là người có đạo đức có lương tâm và cũng có tài, khi độc thân anh luôn thận trọng trong mỗi trang viết của mình, chỉ viết đủ một mình anh sống một cách eo hẹp, không viết bừa bãi, lấy lòng độc giả hay chạy theo thị hiếu mà bán rẻ nhân cách, ngòi bút của mình. Nhưng từ khi

Hộ lập gia đình thì cuộc đời anh không còn thảnh thơi được nữa, bầy con nheo nhóc, một người vợ do nghèo khổ túng quẫn mà suốt ngày càm ràm, kêu than, con cái thì quanh năm ốm đau, hết bệnh này tới bệnh kia, quấy khóc khiến cho Hộ không thể nào tập trung sáng tác được nữa.

Xem thêm:  Soạn bài bài toán dân số

Hộ đã làm, chồng làm cha rồi anh phải có trách nhiệm nuôi sống lo cho vợ con chính vì vậy anh phải viết nhiều hơn, viết theo xu hướng của độc giả thì mới có tiền, mới có tòa soạn đăng và có nhuận bút đưa cho vợ.

Mỗi lần như vậy Hộ cảm thấy mình thật sự vô ích, thật sự đã hỏng mất rồi. Anh đã bán rẻ nhân cách, của mình chỉ vì vài đồng bạc lẻ. Nhưng những đồng bạc lẻ ấy lại giúp vợ con anh có cơm ăn, có thuốc uống. Ngày này qua ngày khác Hộ đấu tranh trong vô vọng. Ước mơ về một tác phẩm vượt qua mọi không gian và thời gian, có giá trị nhân văn sâu sắc không thực hiện được, mà nhường chỗ cho những tác phẩm văn chương xa rời thực tế, lãng mạn, ngôn tình.

Trong khi cuộc sống con người thì không diễn ra như vậy, xung quanh Hộ, vợ con Hộ những người dân khốn khổ ngoài khi ai cũng nghèo đói, khốn khổ.

Lý tưởng sống vì nghệ thuật của nhân vật Hộ vô cùng đẹp và trong sáng không hề là ước mơ viển vông xa hoa, không có cơ sở thực tế. Văn chương mà nhân vật Hộ luôn mong muốn mang tới cho con người chính là những giá trị về cuộc sống, về sự Chân Thiện Mỹ trong mỗi chúng ta.

Hộ cũng từng tự hào về nghề nghiệp của mình một cái nghề có thể nói lên nỗi lòng của người khác, chia sẻ cho người khác. Mỗi lần anh đọc được một bài văn hay một tác phẩm xuất sắc anh đều cảm thấy thảnh thơi, khoan khoái như có mạch nước mát thanh đang chảy trong lòng.

Nó thể hiện Hộ là người vô cùng yêu văn chương, yêu nghề viết của mình. Khi đọc một tác phẩm hay anh cảm thấy sung sướng hơn cả khi ăn một món ngon. Điều này cho thấy Hộ không phải là người phàm phu tục tử, không phải là người vì miếng ăn mà quên đi giá trị tinh thần, giá trị đạo đức của mình.

Xem thêm:  Lập dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng quê em

Tác giả Nam Cao đã vô cùng tinh tế khi khai thác tinh thần của nhân vật Hộ vô cùng sâu sắc. Hộ là người có tâm có tài nhưng anh lại có quá nhiều gánh nặng trên vai phải lo, vợ con cần phải có tiền để sống. Tiền nhà, tiền điện, tiền ăn, tiền thuốc….cái gì cũng cần tiền khiến cho Hộ quay cuồng trong suy nghĩ.

Để có tiền Hộ buộc lòng phải sản xuất ra những mớ văn chương viết vội, nhưng trang tiểu thuyết ngôn tình sến sẩm để lừa độc giả. Mỗi khi đọc thấy những bài viết cẩu thả của mình trên một tạp chí, hay một tờ báo nào đó Hộ thường bực bội vò nát bài báo mà không bao giờ dám đọc lại vì cảm thấy xấu hổ.

Hộ luôn quan niệm nghề viết là nghề không thể học theo, bắt chước người ta mà là nghề đòi hỏi phải sáng tạo phải biết khơi nguồn chưa ai khơi, phải sáng tạo a những cái chưa có. Nhưng Hộ chưa làm được điều đó những điều anh làm đều là những tác phẩm rẻ tiền vớ vẩn, những thứ văn chương ba xu chỉ mang tính chất giải trí đọc xong rồi người ta quên luôn rồi ném nó vào sọt rác, không để lại chút gì ở trong đầu.

Hộ đau đớn, vẫy vùng trong vũng bùn của đời mình giữa một bên là lý tưởng sống cao đẹp với những giấc mơ về sự nghiệp lớn lao. Với một bên là cuộc sống hàng ngày nghèo khổ, tủi nhục, cái gì cũng cần tiền. Khiến cho anh phải viết nhanh viết vội, viết theo thị hiếu để được đăng, để có tiền cho vợ con sinh sống.

Nhiều lúc Hộ tuyệt vọng tới cùng cực. Anh coi mình như một kẻ phế nhân, một người đã hỏng thật rồi, chỉ sống cuộc đời sống mòn, không có tích sự gì cả. Anh sống mà chỉ như tồn tại mà thôi sống phần con còn phần hồn thì đã chết.

Xem thêm:  Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

Bi kịch của nhân vật Hộ không chỉ nằm ở văn chương mà trong cuộc sống đời thường Hộ cũng rơi vào bi kịch. Anh là người tốt sống lương thiện nên đã nhận một cô gái quá lứa lỡ thì chẳng may bị bụng mang dạ chửa. Nên Hộ đã cứu vớt đời Từ nhận cô làm vợ, rồi nhận con của cô làm con mình. Rồi những đứa con khác của hai người ra đời khiến Hộ vất vả vì tiền bạc. Anh đâm ra hay say sưa, trong cơn say anh còn quát tháo con cái và tát vợ. Để rồi khi tỉnh rượu anh lại đau khổ ân hận.

Nhiều lúc vì mệt mỏi mà Hộ nghĩ tới việc sẽ từ bỏ vợ con để rảnh tay viết lách đi tìm nghệ thuật đích thực. Nhưng rồi anh lại không thể làm như thế bởi với Hộ “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên đôi vai kẻ khác, kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình”

Do không thể thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó mà Hộ hết say lại tỉnh, tỉnh lại say. Nhiều khi say hắn chửi đời chửi người, chửi vợ con cho bõ tức. Nhưng rồi lúc tình rượu lại hối hận hôn hít các con xin lỗi vợ và xấu hổ với chính mình.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực nổi tiếng, những nhân vật của ông đều khiến cho người đọc bị ám ảnh, những châm ngôn sống mà không nêu ra trong mỗi tác phẩm đều là một triết lý sống vô cùng sâu sắc.

Trong mỗi trang viết của mình Nam Cao đều thể hiện tinh thần nhân văn, sự đồng cảm với những số phận con người sống cuộc đời bế tắc khổ cực, trong mỗi nhân vật của ông đều là những con người vô cùng lương thiện, dù cuộc sống cho chà đạp vùi dập khiến họ biến chất hay thay đổi như thế nào nhưng tới cuối cùng phần người trong họ vẫn luôn chiến thắng. Chính điều đó đã làm nên thành công trong những tác phẩm của nhà văn Nam Cao.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu