Phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba – Da hàng thịt
Hướng dẫn
Hồn Trương Ba – Da hàng thịt là vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ. Thông qua bi kịch tinh thần của nhân vật Trương Ba, tác giả đã gửi gắm được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Anh chị hãy phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba – Da hàng thịt”.
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bi kịch của Trương Ba
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
2. Thân bài
– Trước hết, bi kịch của Trương Ba là bi kịch bị tha hóa.
– Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt Trương Ba dần thay đổi:
+ Dần trở nên bạo lực
+ Ham vật chất
+ Có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt
– Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ.
– Trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt, Trương Ba đã vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình.
– Bi kịch của con người bị từ chối:
+ vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt.
+ Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối
+ Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng
– Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.
3. Kết bài
Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trờ về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người.
II. Bài tham khảo cho đề phân tích bi kịch Trương Ba
Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài, không chỉ viết văn, làm thơ mà Lưu Quang Vũ còn là nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong những tác phẩm kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc về đời người, kiếp người.Trong đó tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
Vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Trương Ba, vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu nên Trương Ba bị chết oan, để sửa sai Nam Tào đã nghe theo lời khuyên của Đế Thích, để cho hồn Trương ba nhập vào xác người hàng thịt. Tuy nhiên, từ lúc sống nương nhờ trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba phải đối mặt với bao bi kịch cay đắng.
Trước hết, bi kịch của Trương Ba là bi kịch bị tha hóa. Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt Trương Ba dần thay đổi, dần trở nên bạo lực, ham vật chất và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”… Cũng có lúc vì quá tức giận mà Trương Ba đã mượn sức của người hàng thịt để đánh con trai đến “tóe máu mồm máu mũi”.
Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ. Trương Ba dần trở nên tha hóa vì phải sống trong môi trường xô bồ, bát nháo, nhiều thị phi của người hàng thịt, mặt khác tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng xác người hàng thịt lại có tính cách, nhu cầu riêng và có sức mạnh để chi phối Trương Ba thực hiện những nhu cầu đó cho mình.
Trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt, Trương Ba đã vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình “ Không. Không! Tôi không muốn sống như thế nào mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải cho tôi lắm rồi”. Đó là sự day dứt, đau khổ của một con người bị tha hóa và nhận thức được sự tha hóa của chính mình.
Bi kịch của Hồn Trương Ba được đẩy lên đỉnh điểm trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt và với những người thân. Đó là bi kịch của con người bị từ chối. Trước những thay đổi nhanh của Trương Ba, người vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt “ông đâu còn là ông đâu, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối bỏ người ông hiện giờ xuất hiện trước mặt nó, tâm hồn giản đơn của đứa trẻ cũng nhận biết những sự thay đổi từ Trương Ba, bởi người ông hiền dịu, quan tâm trước đây của nó không có đôi bàn tay giết lợn, bàn chân to bè như cái xẻng cùng những hành động vụng về làm gãy chồi non của cây sâm quý mới ươm hay làm gãy chiếc diều của cu Tị. Thậm chí cái Tị còn gọi Trương Ba là lão đồ tể, xua đuổi Trương Ba với thái độ quyết liệt “ Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”.
Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng khi thấy thầy mỗi ngày một khác đi, dù biết thầy của bây giờ khổ hơn xưa nhiều lắm nhưng trước cảnh gia đình sắp tan hoang chị con dâu đã không giấu được sự thất vọng khi … mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”
Bác Trưởng Hoạt cũng không muốn chơi cờ với Trương Ba nữa vì nếu trước đây nước cờ của Trương ba thoáng đạt, linh hoạt thì giờ đây nước cờ của Trương Ba cũng ti tiện như chính con người của anh hàng thịt. Trước sự thất vọng, từ chối của người thân, Trương Ba vô cùng đau khổ và mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh chớ trêu của thực tại vì không muốn sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.
Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Được tiếp tục sống bên cạnh những người thương yêu nhưng Trương Ba phải thực hiện trách nhiệm của người hàng thịt với công việc giết lợn, bán thịt hàng ngày. Không những thế, xác người hàng thịt có sức mạnh có thể chi phối hành động, suy nghĩ của Trương Ba khiến cho ông sống không được là mình, dần đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp và làm cho những người thân xung quanh thất vọng, buồn bã.
Đến cuối cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được sống là mình toàn vẹn, nhường cơ hội sống của mình cho xác người hàng thịt, trả lại cho vợ của anh ta người hàng thịt hoàn chỉnh, mang cơ hội sống đến cho cu Tị còn bản thân tạm biệt người thân, gia đình để được là mình, bảo vệ được những giá trị tốt đẹp.
Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trờ về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người. Sự sống rất quý giá nhưng sống là mình, sống theo những giá trị tốt đẹp mà mình theo đuổi còn quý giá hơn. Để hạnh phúc con người cần dung hòa được những nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12