Phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của nhà thơ Bạch Cư Dị

Mở bài Phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Bài thơ, là một bản đàn sầu thương, làm say mê đắm đuối lòng người, khi nghe ở trong tiếng đàn như thêm vào đó cả sự giận dữ. Tác giả Bạch Cư Dị (772-846), biểu tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ, là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời Đường. Ông là một trong số những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc, dường như chỉ xếp sau Lí Bạch và Đỗ Phủ. Ông là một trong những người có chủ trương đổi mới thơ ca cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống và phản ánh các hiện thực trong xã hội và chống lại những thứ văn chương chỉ là hình thức. Thơ của ông được lan truyền đi khắp dân gian và còn lan sang cả Nhật Bản và các nước khác, cho thấy thơ ông có ảnh hưởng rất lớn. Thơ của ông mang đậm tính hiện thực, phản ánh rõ rệt xã hội thời đó, kết hợp với hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Nhưng thơ của ông lại thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông rất hòa đồng cùng với dân chúng, không coi rằng làm quan mà cao quý hơn người, ông chủ trương thơ ca phải viết để dân chúng hiểu được. Những tác phẩm của ông để lại khoảng trên 2800 bài thơ.

Thân bài Phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Những tác phẩm lớn nhất của ông phải kể đến: “Trường hận ca”, “Tần trung ngâm”, “Dữ nguyên cửu thư”, và “Tỳ bà hành”. Tỳ bà hành là một trong số những tác phẩm lớn và hay nhất của Bạch Cư Dị. Nói về sự cảm thông của ông đối với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai. Bài hành còn nói về tiếng đàn tì bà của một giai nhân bạc mệnh trên bến Tầm Dương một đêm trăng thu. Năm 816, Bạch Cư Dị bị giáng chức xuống làm quan Tư Mã, quân Cửu Giang, vào một đêm trăng thu đẹp mà trong lòng không vui, ông nghe thấy tiếng đàn tì bà của người ca nữ và kể về cuộc đời nhiều bất hạnh của nàng, tác giả cảm cảnh “Cùng một lứa bên trời lận đận” đã khóc sướt mướt trong bữa tiệc hoa sau khi ca nữ ngừng gảy đàn. Hình ảnh nào trong bài cũng thần tình, câu thơ nào cũng đẹp, cũng “thanh tao”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương

Một đêm khuya trên bến Tẩm Dương, trong hơi thu quạnh quẽ, gió thổi đìu hiu, bờ lau xào xạc đã diễn ra một cuộc tiễn đưa “người xuống ngựa, khách dừng chèo”. Chén quỳnh đưa tiễn nhiều lưu luyến, một khung cảnh nên thơ: có dòng sông, con thuyền, vầng trăng, đôi bạn thơ. Không gian, thiên nhiên, cỏ cây có gió thu như thấm một nỗi buồn man mác:

“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu, lau lách dìu hiu,

Người xuống ngựa, khách dừng chèo,

Chén Quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc, ti”

Khách và chủ đang bâng khuâng “ngại khi chia rẽ” lòng khao khát được nghe một tiếng sáo, tiếng đàn “nhớ chiều trúc, ti” thì tiếng đàn tì bà vọng lại. Dòng sông trở nên mênh mông, vầng trăng thu sáng như sáng hơn. Một hình ảnh đậm chất thơ: “Nước mênh mông đượm vẻ gương trong”. Trước đây đã có một thi nhân thích thú và khen câu thơ này là “tuyệt cú tiếng đàn tì bà mới huyền diệu làm sao, đã làm cho chủ khuây khỏa, khách lại dùng dằng”. Như là tiễn đưa giữa đôi bạn tri âm tri kỉ lại là sự mở đầu cho cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa một giai nhân và kia là một tài tử.

Tiếp sau cuộc tiễn đưa là gặp kĩ nữ và nghe nàng đánh đàn. Khi gặp nàng đó là giây phút bỡ ngỡ của thi nhân. Giữa đất trời sông nước trăng thu ấy, không hẹn mà nên cuộc gặp gỡ giữa thi nhân và kĩ nữ qua khúc đàn kia diễn ra vô cùng cảm động. Thi nhân “rời thuyền” ghé thăm cất tiếng hỏi: “sẽ ai đàn tá?” kĩ nữ “dừng dây tơ nấn ná làm thinh”. Câu thơ trữ tình mang đậm màu sắc đầy xúc động. Thi nhân ân cần mời mọc, người kĩ nữ tần ngần, chín mười phần bỡ ngỡ. Sự xuất hiện của mỹ nhân được tả:

“Tay ôm đàn che nửa mặt hoa

Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,

Xem thêm:  Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề : Sử thi Vệt Nam và nước ngoài

Dầu chưa nên khúc tình đà thoáng hay”

Mỹ nữ xuất hiện trong phút đầu gặp mặt chưa ai biết rõ thân phận của nàng như thế nào, nhưng qua dáng vẻ bỡ ngỡ, ngựng ngùng, tiếng đàn tơ của khúc dạo đàn, ta có thể đoán được một sự bất thường của người kỹ nữ mà tác giả gặp đêm nay. Tiếng dạo đàn là sự u uất và cả những nỗi buồn chất chứa chỉ có thể nghe qua tiếng đàn. Nhưng mấy ai đã có trình độ nghe qua tiếng đàn mà hiểu lòng người vì vậy nhà thơ quả là một tài tử sành điệu cầm kì thi họa mới có cái tai Chung Tử Kì ấy:

“Nghe não ruột mấy dây buồn bực,

Dường than niềm tấm tức bấy lâu

Mày chau tay gảy khúc sầu

Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.”

Cảm xúc như nén chặt bên trong con người ấy, người tài sắc bạc mệnh được giãi bày qua âm sắc, giai điệu tì bà với bao “buồn bực”, “tấm tức”, “nghe não ruột” như khóc than. Ở câu thơ “ mày chau tay gảy khúc đàn” đó chính là một tâm trạng đầy bi kịch.

Thành tựu nổi bật nhất trong bài thơ “Tỳ bà hành” đó là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn. Trong bữa tiệc hoa trên bến Tẩm Dương, thính giác của kĩ nữ là một tài tử văn nhân rất sành âm ca, đặc biệt hơn nữa là có một cuộc đời, một nỗi niềm cay đắng, đã trải qua biết bao thăng trầm, nổi trôi giống người kĩ nữ kia.

Ở lần thứ nhất, khúc tiền tấu được tả từ xa, mơ hồ trong khói sương Tầm Dương. Lần tiếp, tiếng đàn được miêu tả trong mỏi cung bậc, giai điệu, cảm xúc và nỗi niềm của hai tâm hồn đa tài, đa sầu. Ngón tay kĩ nữ “buông bắt” lướt trên phím đàn, hai khúc nhạc cung đình Nghê Thường, Lục Yêu vang lên. Câu thơ gơi cho người đọc thấy, người đang đàn dường như không phải là một kĩ nữ mà là một nghệ nhân đàn hiếm thấy:

“Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt,

Trước Nghê Thường san thoắt Lục Yêu”

Tiếp theo là mười bốn câu thơ, Bạch Cư Dị sử dụng một chuỗi các ẩn dụ so sánh để ca ngợi âm sắc của giai điệu tiếng đàn tì bà của ca nữ.

Xem thêm:  Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Hoặc Truyện Ngắn Mà Anh Chị Yêu Thích

Tiếng đàn biến hóa kì ảo, lúc thì ào ào như mưa rào, lúc thì nỉ non thì thầm như lời tâm tình:

“Dây to nhường đổ mưa rào,

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng”

Tiếng đàn không trầm lắng mà lúc cao lúc thấp, lúc trầm lúc bổng, trong vắt như hạt châu nảy trên mâm ngọc, như tiếng chim oanh ríu rít lời ca: “Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy”, “mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt câu”, “trong hoa oanh ríu rít nhau”… Tiếng tì bà lại tiếp tục như “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh” thì bỗng dưng “ngừng đứt”. Kĩ nữ diễn tấu “dấu lặng trong bản đàn một cách thổn tình. Người dự tiệc ngồi nghe đàn đều ngẩn ngơ trước sự huyền diệu của suối âm thanh qua ngón diễn tấu tài năng của người kĩ nữ.

Nhưng tiếp đến thì ta lại thấy tiếng đàn như sầu thương, như giận dữ, nhưng làm say mê lòng người. Bốn ẩn dụ cuối, là biến tấu của giai điệu tì bà như nước tuôn trào ra khỏi bình bạc vỡ, rầm rập như đoàn kị binh xung trận, như tiếng đao khua trên chiến địa, như tiếng xé lụa vang lên,.. Hình ảnh nào cũng thật đẹp và thanh tao. Ngôn ngữ trong bài tràn ngập âm thanh:

“Bình lạc vỡ tuôn đầy dòng nước,

Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao

Cung đàn trọn khúc thanh tao

Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây”

Trong suối âm thanh tì bà, ngoại cảnh như ru hồn trong mộng tưởng, say đắm, bang khuâng, tất cả đều “lặng ngắt” lắng nghe âm thanh của đàn tì bà. Khung cảnh hiện lên qua một nét vẽ đậm chất thơ. Dòng sông mênh mang hơn, ánh trăng như sáng hơn,con thuyền như đắm chìm vào trong giấc mộng đêm thu:

“Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt dòng sông.”

Kết luận Phân tích bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Qua bản dịch thơ của Phan Huy Vịnh ta thấy được bài “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị thật hay và hấp dẫn. Ta đắm chìm vào tiếng nhạc qua những vần thơ réo rắt, trầm bổng. Giữa kĩ nữ và người thi nhân dường như là tri kỉ. Bao nhiêu âm thanh là bấy nhiêu sự giãi bày cuộc đời đắng cay và u hoài.

Theo Tacgiatacpham.com