Phân tích bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão tuyệt hay

Phân tích bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão

Bài làm:

     Từ ngàn đời xa xưa, nhân dân ta đã luôn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử và bao thăng trầm của đất nước, văn chương, thơ ca đương thời đã ghi lại không ít những sự kiện và hình tượng con người như những con thuyền chở đầy ý chí và khát vọng cao đẹp. Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử với khí thế sôi nổi , ba lần chống quân Mông-Nguyên dành thắng lợi đã mang lại nhiều dấu ấn lỗi lạc trên các trang văn của bao nhà thơ. Cùng những áng văn trung đại đầy chí khí, hào hùng của dân tộc, Phạm Ngũ Lão-một danh tướng thời Trần, văn võ song toàn, trăm trận trăm thắng đã có đóng góp không ít cho sự hứng khởi ấy. Bài thơ “Thuật Hoài”(Tỏ lòng) vang lên như một tiếng gầm lớn với hình ảnh tráng sĩ thời đại Lý-Trần qua lời thơ hùng hồn với tấm lòng quân tử nặng nợ tình.

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

     Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử con vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

     Khí thế hào hùng, oanh liệt của tướng sĩ và nhân dân ta qua bao đời nay luôn là niềm tự hào được ca ngợi bởi những dòng thơ, chất văn thấm đượm tinh thần và cảm hứng yêu nước của người nghệ sĩ. Cùng với mạch nguồn cảm xúc ấy, nếu như Trần Quốc Tuấn có bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng quân và thể hiện chí căm thù giặc; Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú” với niềm tự hào về truyền thống yêu nước và những chiến công hiển hách của dân tộc. Thì đối với Phạm Ngũ Lão khi viết “Thuật hoài” lại là hình tượng con người và quân đội thời Trần cùng chí khí của người làm trai được thể hiện qua tâm tư của tác giả.

        Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.

(Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.)

      Bài thơ “Tỏ lòng” đã thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và những khát vọng về những chiến công của những người anh hùng trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. Đó là lòng yêu nước sâu sắc cũng như tự đặt nặng lên vai gánh nặng vì nhân dân và Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ. Đối với Phạm Ngũ Lão, “Tỏ lòng” không chỉ thể hiện chí làm trai và hình tượng người lính chiến mà còn là nỗi lòng của vị tướng quân tài ba với sức mạnh và lòng kiên cường cao độ. Trong một tư thế chủ động “hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu” đã thể hiện một tư thế tự tin, điềm tĩnh , cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) với một chí khí và sức mạnh có nội lực. Hình ảnh những tướng sĩ thời nhà Trần đang mang dáng dấp của những vị anh hùng lực lưỡng, mạnh mẽ đến vô cùng. Đó là sự ung dung “múa giáo” gợi nên sự thuần thục của nghề cầm đao, cầm kiếm, cầm giáo mác đánh bại quân thù. Tuy có chút phô trương nhưng điều đó cũng đã biểu diễn được cái tài và sự thao luyện của các tướng sĩ. Ở trong câu thơ đầu, hình như phần dịch thơ có cái gì đó không sát so với phần phiên âm. Bởi lẽ, thơ chữ Hán là một thể loại rất hàm súc, uyên bác, khó lòng mà dịch cho chặt chẽ, thấu đáo. Hơn thế nữa, dịch giả lại còn muốn giữ đúng luật thơ nhị tứ lục phân minh nên lời dịch chưa thật sự đúng đối với lời của tác giả. Vẻ đẹp của con người thời Trần đã được Phạm Ngũ Lão khắc họa và tạc ra một bức chân dung tự họa theo cách nhìn của nhà thơ. Đó là tư thế “cầm ngang ngọn giáo” trong sự chủ động, mang phong thái hiên ngang, oai hùng, đầy sự mạnh mẽ. Hình tượng người tướng sĩ thời ấy đang mang trên mình một chí khí hào hùng, mang tầm vóc của con người làm việc lớn: “Tam quân tì hổ khí khôn ngưu”. Chủ nghĩa yêu nước đã được ghi tạc vào thơ như một tuyên ngôn đanh thép. Những vần thơ oai nghiêm, cổ kính được biểu đạt như một dẫn chứng sắc bén để thể hiện hình tượng đẹp đẽ của người tướng sĩ đương thời. Họ dũng cảm và đầy nhiệt huyết: cầm ngang ngọn giáo, khí thế sực sôi, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để đổi lấy sự thanh bình và tự do cho giang sơn xã tắc. Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng trùng điệp điệp với đội hình “tam quân” (ba quân) với một sức mạnh phi thường, “tỳ hổ”, quyết đánh tan mọi quân thù với tài trí vượt trội và lòng can đảm rực cháy. Con người như đang đối diện với thiên nhiên và non sông đất nước, đó là một sự thực thật lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc lớn để sánh ngang, thậm chí là lấn át cả không gian của núi sông trong “mấy thu” dài đằng đẵng. Với ba đạo quân: tiền-trung-hậu của nhà Trần đã đánh tan nhiều kẻ thù xâm lược. Sức mạnh quân đội ấy mạnh như hổ báo, chí khí tăng cao tưởng chừng có thể “nuốt trôi trâu”. Cách nhìn của tác giả thể hiện một sự mạnh lẽ đến lạ thường, vừa mãn nhãn, vừa kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn để thể hiện sức mạnh về vật chất cũng như là tinh thần và ý chí quyết thắng của quân đội nhà Trần mang hào khí Đông A. Không một thế lực nào có thể chống lại đại quân, không kẻ thù nào có thể ngăn nổi “khí khôn ngưu” với khí thế hào hùng, mãnh liệt. Có thể hiểu, tam quân nhà Trần mạnh mẽ vô cùng với thế mạnh “nuốt trôi trâu”, lấn át cả đối phương, làm bật sáng hình tượng hùng dũng của đội quân “Sát Thát”. Trong câu thơ thứ hai, nhà thơ dùng nhiều biện pháp tu từ sáng tạo để ẩn dụ, so sánh hình ảnh đại quân như “tỳ hổ”, hoành tráng, mang tầm vóc vũ trụ. Thơ Phạm Ngũ Lão độc đáo, sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng làm nổi bật hình tượng những tướng sĩ nơi chiến trường ác liệt. Sức mạnh vô địch, đánh đâu thắng đấy của đội quân hùng hậu “Sát Thát” đời Trần đã khơi nguồn cảm hứng co thơ ca, như một thi liệu điển tích, đáng giá của các thi nhân:

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao- văn lớp 12

“Thuyền bè muôn đội

Tinh kì phấp phới

Tỳ hổ tam quân

Giáo gươm sáng chói”

(Bạch Đằng giang phú- Trương Hán Siêu)
phan tích bài tho tỏ lòng của nhà tho phạm ngũ lão tuyet hay - Phân tích bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão tuyệt hay

Phân tích bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão

      Đời đời truyền kiếp, như đã thành lệ. Trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, giặc Nguyên đô hộ thì những chàng trai lại đua nhau ra trận và nuôi trong mình ước vọng lập công cao cả. Phải chăng, dũng khí ấy xuất phát từ lòng yêu nước, từ chí căm thù giặc cháy bỏng. Họ muốn chiến đấu và lập công để xứng với vẻ nam nhi, hào hùng. Nếu như Nguyễn Công Trứ từng viết:

“Đã mang tiếng ở trên đất

Phải có danh gì với non sông”

    Thì trong những dòng thơ cuối của bài thơ tứ tuyệt, Phạm Ngũ Lão lại có chút gì đó thẹn lòng và trong đó ẩn chứa một nỗi niềm, một khát vọng lớn lao:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử con vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)

     Thời đại anh hùng mới có nhiệt huyết của chí anh hùng, dòng máu chảy trong người cũng là máu của dũng khí, của chiến đấu. Người tướng sĩ dẹp giặc Nguyên ấy như đang mang trong mình một khát khao và ước vọng cao cả, một giấc mơ cháy bỏng về ngày lập chiến công để đền ơn vua, trả thù nhà. Trong bài thơ, hai chữ “công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến phải chăng là món nợ, là sự nghiệp của kẻ làm trai. Lập được “công danh” chính là làm nên sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho đời, cho người. Chiến công ấy biểu hiện cho chí khí làm trai, thể hiện cho thể diện của một đầng nam nhi đương thời. Đồng nghĩa với việc đó, họ phải đánh đổi nhiều thứ, phải làm nên sự nghiệp, phải luôn vì nước, vì dân. Đó là lý tưởng sống tích cực và tiến bộ của mỗi cá nhân, mỗi người chiến sĩ. Sự nghiệp và “công danh” của bản thân cũng chính là chung cho cả đất nước. “Phá cường địch, báo hoàng ân”(Trần Quốc Toản), dù phải đổ máu xương cũng phải làm vẹn tròn tấm lòng trung quân ái quốc, gánh vác sứ mệnh chung của cả dân tộc. Cái thứ “công danh” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến có lẽ là thứ được tạo nên bằng máu, bằng trí thông minh, bằng tài thao lược và cả sự dũng cảm, can trường để đánh đổi. Khát vọng ấy như một biểu hiện rực sáng của những ước mơ về chiến công hiển hách, về sự oanh liệt, đáng mặt đấng làm trai:

Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ:”Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội” trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi- Văn lớp 12

“Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”

      Thời đại phong kiến, người có công danh ắt là người quân tử. Nhưng trong thơ của Phạm Ngũ Lão, dường như có chút gì đó còn “vương nợ”, nợ công danh, nợ ơn vua. Đó chẳng phải thứ tầm thường, mà trái lại nó là một thứ mang đậm chất anh hùng, oai nghiêm và tráng khí. Món nợ ấy như một gánh nặng của chí làm trai, họ nguyện trả bằng xương máu và tâm huyết để đền đáp hoàng ân, “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”(Trần Quốc Tuấn). Để đất nước ngàn đời tồn vong, để non sông nghìn thuở vững chắc, người làm trai càng nên có chí hướng và lý tưởng. Nhưng kết thúc bài, nhà thơ lại có chút “thẹn”, “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Vị tướng ấy tự nhận thức được rằng, ở các triều đại trước đã có nhiều vị anh hùng kiệt xuất, nhiều vị tướng tài ba, nhiều cao nhân uyên bác cao thâm như Bàng Mông, Hậu Nghệ. Ông “thẹn” với lòng khi nghe chuyện “Vũ hầu”, thẹn vì chưa tài mưu thao lược được như Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Hán, tự cho mình chưa xứng với chí làm trai. Khổng Minh có lẽ là nỗi thẹn lớn đối với vị tướng ấy, nhưng ở đây cũng có ý khiêm tốn, hạ mình. Từ xưa nay, những người mang trong mình khát vọng lớn luôn là những người thường mang nỗi thẹn trong lòng với người tài hoa, cốt cách thanh cao để cho thấy sự đòi hỏi cao đối với bản thân. Phạm Ngũ Lão luôn mang trong mình nỗi thẹn lớn, đó cũng chính là hoài bão của ông, muốn trở thành người đức cao vọng trọng, tài cao chí lớn để có thể đền ơn vưa, giúp nước nhà thoát khỏi giặc ngoài. Vẻ khiêm nhường ấy đã tôn lên vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả, thể hiện được cái tâm thiên lương của một vị tướng xuất chúng, luôn vì dân vì nước mà cố gắng bản thân mình. Theo nhà thơ, đã sống là phải có ước mơ hoài bão và biến nó thành những điều lớn lao, gắn kết hy vọng và tâm hồn của chính mỗi con người hợp nhất với tấm lòng của toàn dân tộc, chống giặc Nguyên-Mông.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ sóng của xuân quỳnh

      Trải qua bao thập niên kỉ, bao triều đại nhưng ở các nhà thơ trung đại vẫn mang một nét chung nhất, thống quán. Hầu hết, họ mang trong mình tâm lý sùng cổ, lấy giá trị xưa để làm chuẩn mực. Thân là nam tử thì phải là người con trai có chí lớn, dựng xây sự nghiệp. Bài thơ “Tỏ lòng” với giọng thơ hùng tráng, mãnh liệt, ngôn từ hàm súc, giàu hình tượng với chí khí hào hùng, khí thế đã thể hiện được nỗi lòng riêng nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Tác giả đã thành công khi nói lên tâm tư người quân tử và cho thấy được hào khí của thời đại Đông A, đội quân “Sát Thát” với khí thế mạnh mẽ, đánh bại kẻ thù, bảo vệ đất nước thái bình. Những lời thơ trữ  tình, lắng đọng ấy đã thật sự bứt phá, phô ra được cái chí lớn của người quân tử, niềm tự hào dân tộc cùng những mong muốn của vị tướng giỏi thời nhà Trần.

Bùi Phương Thảo