Đề bài: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu (Văn lớp 8).
Bài làm
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị trong nền văn học Việt Nam. Với ông, văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc dời. Ngôn ngữ văn học của ông mang đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1939 khi tác giả đang bị giam trong nhà tù thực dân, đó là tâm trạng, là cảm xúc của tác giả khi mùa hè tới
Ngày từ nhan đề, tác phẩm đã thể hiện một tâm trạng ngột ngạt, một khát khao mãnh liệt với cuộc sống tự do. Chính tiếng chim tu hú ất đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.
Đoạn tơ đầu tiên lột tả cảnh đất trời vào hè:
“Khi con tu hú gọi hè
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn dâm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
Một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống với nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè: con tu hú, lúa chiêm, ve, bắp, trời xanh, diều sáo… Một mùa hè rực rỡ với những cảnh sắc, hình ảnh đẹp tới rạng ngời mà qua những thi ảnh đặc sắc của mùa hè mà tác giả đã cảm nhận được. Mùi lúa chiêm đang chín hay chính tác giả đã cảm nhận được hương vị mùi lúa chín ngọt ngào như dòng sữa mẹ, như dòng chảy của quê hương đang rót ngọt vào trái tim của chính tác giả. Một mùa hè đầy cảm xúc, một mùa hè bắt đầu bằng tiếng chim của con tu hú. Với những thanh âm rộn rã, những mau sắc rực rỡ, những hương vị ngọt ngào, những cảm nhận tinh tế và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ trung, yêu đời.
“Trời xanh càng rộng càng cao”. Điệp từ “càng… càng” bộ lộ một không gian rộng rãi thoáng mát, một khung cảnh mùa hè đầy màu sắc tươi mới. Những hình ảnh ấy báo hiệu một ngày mới, một dấu hiệu mới cho một người chiến sĩ cộng sản hi vọng chiến thắng và thành công. Diều là hình ảnh đặc trưng của mùa hè, diều của những ước mơ trẻ nhỏ, ước mơ vươn tới tầm cao của bầu trời. hình ảnh cánh diều có lẽ đã gợi cho tác giả cảm xúc của những ngày trẻ thơ, những ngày được ra đồng thả diều sáo và tung tăng chơi với bạn bè. Nhưng tất cả chỉ là những tưởng tượng về quá khứ, là những cảm nhận về xúc cảm của mùa xuân. Những thanh âm ngọt ngào mà tình cảm cứ bay bổng vào chao đảo trong tâm hồn của tác giả. Đó chính là cảm xúc muốn thoát khỏi ngục từ tăm tối ra ngoài, bảo vệ quê hương, đất nước.
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Nếu như đoạn một là những hình ảnh đặc sắc của mùa hè thì đoạn hai lại là sự bộ lộ tâm trạng của tác giả. Một cảm xúc dội lên đến cao trào như muốn mang tất cả mọi thứ để bay ra khoảng không phía ngoài kia. Trong ngục tù tăm tối, người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn có một cảm xúc lạc quan, yêu thiên nhiên đất trời. Chính những xúc cảm trong lòng mà cảm xúc được lột tả, dâng trào trên thành những ngọn sóng cảm xúc. “Ngột làm sao chết uất thôi” cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người biỉt tung xiềng xích, phá tan tù ngục để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do.
Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ở câu 8 và 3/3 ở câu 9 kết hợp với các từ ngữ có khả năng đặc tả và những từ cảm thán như truyền đến độc giả cái cảm giác uất hận cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài của người thanh niên yêu nước đang bị giam cầm trong lao tù.
Mở đầu và kết thúc bài thơ (đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù nghe tiêng tu hú ở đoạn đầu là sự háo hức, yêu đời thì ở cuối bài, tiếng chim tu hú như thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy đau khố, ngột ngạt và muốn phá bó tù ngục vê với cuộc sống tự do bên ngoài. Cảnh đẹp (màu sắc tươi sáng, mùi vị ngọt ngào, âm thanh rộn ràng…), dào dạt sức sống, rất gợi cảm, có hồn, tâm trạng sôi nôi, sâu và da diết. Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh phong phú, giàu chất hội hòa với thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, giọng điệu tự nhiên khi sôi nổi, khi dằn vặt, u uất. Bài thơ đã toát lên tinh thần muốn thoát khỏi ngục tù của người chiến sĩ cách mạng.
Nguồn: Sổ tay văn học
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh Bài làm: [...]
Th11
Thuyết minh về con trâu – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về con trâu Bài làm Từ biết bao đời nay, hình [...]
Th11
Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Văn lớp 8
Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ Bài làm Ai trong chúng ta [...]
Th11
Thuyết minh về một loài hoa – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa Bài làm Hôm qua tát nước đầu [...]
Th11
Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Đề bài: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn [...]
Th11
Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của [...]
Th11