Phân tích bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam

Bài làm

Hòa cảnh lịch sử nước ta vào cuối năm 1076, khi mà quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Đứng dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt thì đội quân Nam cũng đã chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu. Cho đến tháng 3 năm 1077 thì quân ta đánh tan quân giặc. Theo như truyền thuyết kể lại thì để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc thì Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ Sông núi nước Nam giữa đêm khuya trên bờ sông Cầu. Có thể coi bài Sông núi nước Nam là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Ngay từ phần mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc đó chính là câu:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Mở đầu là câu Nam quốc sơn hà như để khẳng định chủ quyền, như một lời để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Tính từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã lãnh đạo nghĩa quân và đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lịch sử, đồng thời cũng đã thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ. Thế nhưng bọn phong kiến phương Bắc lúc này cũng cứ vẫn xem đất nước ta là một quận, là một huyện thuộc Trung Quốc như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Chính vì điều này mà đến thời Lí thì việc xưng Nam quốc, Nam đế lại mang một ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt.

Xem thêm:  Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Tác Giả Tế Hanh

Đọc câu thơ đầu tiên thôi mà ta như cảm thấy được tác giả như đã muốn nhấn mạnh một chân lí đơn giản, một sự thật hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử. Tác phẩm cũng đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc Việt ta thời bấy giờ.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên ý có muốn nói là rành rành và còn có đạo lí chính đáng không thể di dịch được. Còn với từ “Định phận” chính là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được nữa. Ý của câu chính là về chủ quyền của vua Nam trên đất nước cũng đã là việc có ghi sẵn trong sách trời không ai có thể chối cãi và đó là chân lý rõ ràng, hiển nhiên.

Nếu như câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì ta đến với câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa. Câu thơ như cũng mang một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến vậy. Có thể nhận thấy được ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Quân và dân ta chắc chắn sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời đã định từ trước. Kẻ đi xâm chiếm nước ta cũng sẽ bị thất bị vì hành động phi nghĩa.

Thêm vào đó chính là chân lí Nam quốc sơn hà dường như cũng đã được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận. Tất cả để nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải -văn lớp 12

phan tich bai song nui nuoc nam cua ly thuong kiet - Phân tích bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà cũng chính là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)

“Như hà” có nghĩa là làm sao, “nghịch” ở câu có nghĩa là trái ngược còn “lỗ” chính là bọn mọi rợ. Ý của cả câu cũng là thái độ ngạc nhiên vừa kinh ngạc và mang một thái độ khinh bỉ bọ giặc sao lại tự phụ đến xâm phạm nước Nam. Có thể thấy được tư thế của ta vững vàng để giữ gìn biên cương và bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận vô cùng rõ ràng chính nghĩa. Ta như thấy được giọng thơ vô cùng hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc đã vừa sỉ vả, miệt thị chính bọn xâm lược vớitư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọ ngu xuẩn vô cùng tham lam đáng khỉnh miệt.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng)

Dùng từ “Nhữ đẳng” ở đây cũng chính là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem và thủ là nhận lấy, còn với từ “bại’ có nghĩa là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả. Ý của cả câu thơ là câu trả lời thế nhưng cũng không trả lời trực tiếp mà phải báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng.

Xem thêm:  Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề : Làm văn nghị luận

Tiếp đến là câu thơ cuối cùng nôi tiếp mạch thơ của ba câu trên. Khi mà kông thông được chân lí của nhân gian, đồng thời cũng không hiểu thiên lí của trời đất, mà lại dẫn quân xâm lăng nước người thì chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, sự tan tác một cách nhục nhã.

Thông qua đây ta nhận thấy được bài thơ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta từ nghìn năm trước. Có thể nói quyền độc lập, quyền tự chủ này được phát triển cụ thể trong Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi nói “Mỗi bên hùng cứ một phương” còn trong Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì Nước Việt Nam ta luôn luôn có quyền hưởng tự do và độc lập.

Tóm lại thì truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lí sáng ngời đó là dân tộc ta luôn luôn đứng lên để chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, sự tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Phong kiến phương Bắc cũng đã mười lăm lần xâm lược nước ta, thế rồi tiếp theo là thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, thế nhưng cho đến cuối cùng chúng cũng thất bại và bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi. Tinh thần yêu nước, sự quật khởi chống giặc ngoài xâm đã được phát huy cao độ từ tinh thần của bài Nam quốc sơn hà mang lại.