Văn mẫu THPT

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu tuyệt hay

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Bài làm

       Tố Hữu đã từng tâm sự rằng:”Tôi yêu đất nước và nhân dân, tôi viết về đất nước và nhân dân như nói với người đàn bà tôi yêu”. Quả thật vậy, trong mỗi cuộc đời con người, ai cũng đều có niềm thương, nỗi nhớ luôn thường trực mãnh liệt trong cảm xúc. Đặc biệt, đối với các thi nhân, đó là nguồn cảm hứng sáng tác và là yếu tố quan trọng để làm nên thơ. Tố Hữu- nhà thơ trữ tình chính trị, cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ ông luôn thể hiện những lẽ sống và lý tưởng cao đẹp cùng những tâm tư, tình cảm chân thực, sâu nặng. “Việt Bắc” là một bài thơ như thế, được nhà thơ viết ra như một bản hùng ca ca ngợi kháng chiến và những con người kháng chiến. Bài thơ như một lời tâm tình thủ thỉ, ngọt ngào giữa đồng bào Việt Bắc với những cán bộ cách mạng về xuôi. Bằng cấu tứ màu sắc dân gian trữ tình, ngôn từ tha thiết, hình ảnh giàu sức gợi, tác giả đã diễn tả cuộc chia li với nhiều cảm xúc, tái hiện lại một Việt Bắc đậm chất trữ tình.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

 

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

      Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội. Bài thơ là một hoài niệm lớn, là cuộc chia li của kẻ ở người đi, có lời giao duyên đằm thắm, bày tỏ những tình cảm hoài niệm, ân tình, ước vọng và tin tưởng. Qua bài thơ, tác giả đã gợi lại khung cảnh chia tay với những nỗi nhớ dạt dào và tình cảm thiết tha, sâu nặng:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

      Bốn câu thơ đầu là lời người ở lại nói với người ra đi, là lời ướm hỏi ân tình. Ở đây, tác giả sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình- ta” để gợi sự thân thương, trìu mến, tạo giọng điệu rất riêng, rất trữ tình, ngọt ngào, đầy thương mến. Đồng thời làm cho cuộc chia lịch sử mang dáng dấp cuộc chia tay của đôi lứa yêu nhau. Với phong cách trữ tình chính trị, Tố Hữu đã tạo dựng hoàn cảnh rất chân thực, đậm chất cách mạng. Những lời hỏi nhẹ nhàng, chân thật:”mình về mình có nhớ ” của người ở lại đã thể hiện một nỗi băn khoăn, day dứt. Cùng với đó là một câu hỏi về thời gian “mười lăm năm ây thiết tha mặn nồng”. Một lời nhắn gửi tâm tình, đã mười lăm năm qua đi, “mười lăm năm”-từ ngày kháng chiến chống Nhật cho đến khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Người cán bộ đã cùng nhân dân đã kề vai sát cánh, cùng chịu gian khổ, cùng nhau gắn bó bền chặt. Và bây giờ, trong giây phút li biệt, người ở lại như muốn gợi lại những kỉ niệm “thiết tha, mặn nồng” để người ra đi sẽ không bao giờ quên quê hươn Việt Bắc- quê hương cách mạng. Hai tính từ “thiết tha, mặn nồng” đã thể hiện được tình cảm gắn bó, sâu nặng, nghĩa tình, sâu sắc giống như tình cảm mãnh liệt, mặn mà của đôi lứa yêu nhau.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Trao duyên

phan tích 8 cau dàu bài tho viẹt bác của tác giả tó hũu tuyet hay - Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu tuyệt hay

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

“Có khoảng không gian nào đó,đo chiều dài nỗi nhớ

Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương”

      Những cảm xúc lắng đọng cùng nỗi nhớ day dứt đã tạo cho tác giả một nguồn cảm hứng mãnh liệt. Những lời gặm hỏi của người ở lại mang bao xúc cảm ngọt ngào. Điệp từ “mình về mình có nhớ” được lặp lại khiến nỗi nhớ càng thêm sâu sắc hơn,thể hiện được rõ sự day dứt trong tâm hồn nhà thơ. Lại một câu hỏi về không gian:”nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn’’. Những hình ảnh thiên nhiên đã mang những nét đặc trưng của thiên nhiên miền ngược và miền xuôi. Hình ảnh “cây”, “sông” chính là thiên nhiên của miền xuôi, miền đồng bằng, nơi mà các chiến sĩ trở về. Còn “núi”, “rừng”  như là hình ảnh biểu tượng cho miền ngược, miền rừng núi. Phải chăng, người ở lại đang băn khoăn, tự hỏi không biết người về xuôi có còn nhớ về Việt Bắc nữa hay không? Hơn thế nữa, từ “nguồn” trong câu thơ có thể hiểu là cội nguồn, bởi lẽ Việt Bắc chính là quê hương cách mạng,cho nên trong lời người ở lại như đang nhắc nhở người về rằng dù đi đâu cũng không được quên nguồn cội. Bốn câu thơ đầu đã gói gọn lại về một thời kì cách mạng và một vùng cách mạng. Nhìn bề ngoài,  những câu thơ ấy như chỉ thể hiện về nỗi băn khoăn, trăn trở , day dứt của người miền ngược  nhưng thực chất đó chính là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. Là nỗi nhớ dạt dào về những ngày tháng gắn bó thiết tha, mặn nồng, nhớ Việt Bắc, nhớ về mười lăm năm gian khổ nhưng nghĩa tình. Trong giây phút rời đi, tác giả không khỏi nhớ thương, tiếc nuối. Hoogn thơ trẻ và mới lạ của Tỗ Hữu đã bộc tả rõ những tình cảm đối với miền đất Việt Bắc thân thương. Giống như Chế Lan Viên từng viết:

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ "Nhớ rừng" lớp 8 của Thế Lữ hay nhất đầy đủ

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

         Trong thâm tâm mỗi con người, ai cũng có những nỗi lòng về một miền đất thân thương. Gắn bó với Việt Bắc đã lâu, nay nhiệm vụ hoàn thành, hòa bình lập lại, người chiến sĩ phải trở về với cuộc sống thành thị. Nhưng vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm cùng Việt Bắc và con người Việt Bắc. Trong phút giây li biệt, nhà thơ như không muốn rời:

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

        Có một nhận định cho rằng:”thơ chỉ trào ra khi trong tim anh mọi thứ đã thật ứ đầy”. Thật vậy, khi cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm cũng chính là lúc người ta muốn bộc lộ ra những điều trong lòng. Từ phiếm chỉ “tiếng ai” đã gợi nên một cảm giác mông lung, tác giả chỉ nói chung, không chỉ riêng một ai. Đó là tiếng lòng của người ở lại, tiếng lòng của Việt Bắc gióng lên như là một sự đồng vọng “tha thiết bên cồn”. Hòa vào cảm xúc của cuộc chia tay, tác giả như thấy lòng mĩnh trĩu nặng “bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”. Hai từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đã nói lên cảm xúc của người ra đi. Nỗi nhớ đã chi phối cả tâm tư và hành động. Nỗi bâng khuâng trong lòng đã tác động đến sự bồn chồn trong mỗi bước đi của người về xuôi. Họ như nặng lòng, xao xuyến, bịn rịn, không muốn rời. Những dòng thơ như giúp người đọc cảm nhận được hoàn cảnh của tác giả lúc bấy giờ. Giây phút ngậm ngùi, thương nhớ đã gợi nên bao xúc cảm cho người ra đi và người ở lại.”Áo chàm đưa buổi phân li”, hình ảnh áo chàm hiện lên như một cách nói hoán dụ cho vẻ đẹp của người Việt Bắc. Với sắc màu giản dị đã hiện thân cho cái mộc mạc, chất phác của con người miền núi rừng Tây Bắc.  Đó cũng là sắc màu chàm thể hiện cái thủy chung, son sắt của đồng bào, nơi đây. Đằng sau tấm áo ấy, ta có nhận ra một tình cảm vô cùng sâu sắc, trìu mến? Với sự bất thường của dòng chảy cảm xúc chi phối, nhịp thơ bỗng ngắt quãng “đưa buổi phân li” gợi nên một nét buồn thăm thẳm. Đó là sự nghẹn ngào, quyến luyến được thể hiện qua khoảng lặng ở giữa dòng thơ. “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” một trạng thái ngập ngừng mà thân thương, gần gũi, cái “cầm tay”thấm thía nghĩa tình nhưng lại không thể nói được nên lời.

Xem thêm:  Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

“Đó là cuộc chia li ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai bồng…”

(Cuộc chia li màu đỏ- Nguyễn Mĩ)

        Gợi lại khung cảnh buổi chia tay lịch sử đầy cảm xúc của kẻ ở và người đi, nỗi băn khoăn và day dứt trong lòng nhà thơ đã được bộc tả rõ nét. Bằng cách vận dụng sáng tạo cặp đại từ nhân xưng “mình-ta”trong ca dao và ngôn từ sắc bén. Tố Hữu đã thành công trong việc xây dựng tình cảm, cảm xúc của người cán bộ đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ “Việt Bắc” mang đậm phong cách trữ tình chính trị, là lời thơ viết về con người, về đất nước và nhân dân. Cùng cảm hứng chân thật, nhà thơ đã làm nên một trang thơ giàu tính dân tộc, mang nặng truyền thống của dân tộc  ân tình, thủy chung, son sắt.

Bùi Phương Thảo

Post Comment