Nghị luận xã hội về sự ích kỷ

Đề bài: Nghị luận xã hội về sự ích kỷ

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ.

1379748639 news - Nghị luận xã hội về sự ích kỷ

Và bài học mà chúng tôi nhận được từ chương trình “Văn hóa chiều thứ bảy” – CLB Kỹ năng sống tuần này là về “SỰ ÍCH KỶ” trong mỗi con người.

Cổ nhân có nói:

“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”

Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Ý kiến của bạn về câu này như thế nào? Hãy tiếp tục suy nghĩ đi nhé, còn chúng tôi ngồi quây tròn, bàn luận khí thế. 

Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa.

Có một giai thoại như sau:

Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông, nhưng Lão Tử cũng ko đổi. Ngài nói: "Dù là một sợi lông thì cũng là máu của ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn ko xót thì hỏi còn sống để làm gì."

Mỗi người một góc nhìn, một quan điểm nhưng quy tụ lại tất cả đều đồng ý rằng bất kì ai cũng sống và làm việc cũng đều là vì lợi ích của bản thân mình. Chú ý lợi ở đây là cả vật chất và tinh thần.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Như vậy có thể tạm khẳng định rằng: sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân là ĐÚNG.

Quay lại phân tích về định nghĩa “ÍCH KỶ” là gì?

Ích = lợi ích, kỷ = bản thân à ích kỷ = làm việc có lợi cho bản thân và ích kỷ là đúng?

Suy luận tới đây ai đấy cũng gãi đầu, chống cằm suy nghĩ. Thật là bất ngờ khi mà mọi người đều cho rằng ích kỷ là một cái gì đó xấu và cần phải gạt bỏ nó nhưng ở đây suy luận cho rằng nó là đúng. Chài…

Tạm gác suy nghĩ, rẻ nhánh sang một hướng khác, nếu xét về những hành động mà bản thân người đưa ra hành động đó có lợi thì có 3 loại: lợi mình hại người (những hành động thường bị cấm bởi luật lệ), lợi mình lợi người (khuyến khích). Chúng tôi xét loại còn lại là lợi mình, không lợi người.

Vậy có chăng “ÍCH KỶ” là làm những hành động mà có lợi cho bản thân, những người khác không có lợi? 

Mặt khác, bạn thử nghĩ xem khi nào bạn bị cho là ích kỷ?

Trong một lần kiểm tra, bạn đã không chỉ bài cho người bạn ngồi cùng bàn và kết quả là bạn ấy bị điểm kém. Bạn bị người đó cho là người ích kỷ, bởi lẻ nếu bạn giúp bạn ấy thì bạn ấy đã không bị điểm kém.

Xem thêm:  Đáng tự hào cho những tấm lòng nhân đạo bao la giữa người với người

Hai người yêu nhau, người nam luôn muốn người con gái của mình chỉ là của riêng mình thôi dẫn đến nhiều mối quan hệ trước đây của cô gái dần mất hết liên lạc và cuộc sống của cô ngày càng pó hẹp. Trường hợp này bạn có cho rằng người nam đó quá ích kỷ khi đã lấy đi sự tự do của người con gái không? Ngược lại nếu người nam quá thả lỏng và không quan tâm đến những mối quan hệ khác của người con gái, liệu cặp đôi đó có thể tồn tại?

Bạn bị cho là “ÍCH KỶ” khi bạn không đem lại lợi ích cho người khác. Hay nói cách khác, những người khác luôn muốn bạn đưa cho họ những điều họ mong muốn ở bạn. Nếu như bạn không đáp ứng được những điều họ mong muốn thì bạn bị cho là ÍCH KỶ. Giải pháp cho vấn đề này có thể là bạn là người có thể đáp ứng mọi mong muốn của người khác hoặc là bạn không có lợi ích gì nên họ chả mong muốn ở bạn điều gì cả. 

“Người nào nói bạn ích kỷ, người đó ích kỷ”

Vây nếu “ÍCH KỶ” là đúng thì lấy đâu ra cho đủ số lợi ích để đáp ứng cho tất cả mọi người trên thế giới này nhỉ và lợi ích có bảo toàn không? --> câu trả lời sẽ là KHÔNG --> ở đâu ra nhiều lợi ích như vậy, chúng tôi tiếp tục phân tích tiếp một khía cạnh khác.

Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Thời nguyên thủy, con người đã biết cùng nhau đi săn bắt, hái lượm để có thể thu hoạch được nhiều lợi phẩm hơn. Phương thức này ngày càng phát triển và ngày càng chuyên môn hóa cao hơn. Ví dụ trong may mặc quần áo chia làm nhiều khâu cắt vải, may cánh tay, may túi, kết nút,…cuối cùng mới có có được một chiếc áo hoàn chỉnh để đem đến cho người sử dụng. Giả sử như một khâu trong đó mất đi thì có chiếc áo ra đời không nhỉ?

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Thạch Sanh

Như vậy việc giúp đỡ những người khác, tức là đem lợi ích đến cho họ thì sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả. 

Từ tất cả những phân tích và dẫn chứng trên có thể kết luận:

“Sống vì lợi mình là đúng, nhưng không giúp đỡ (làm lợi cho người khác) thì cũng sẽ không được người khác giúp đỡ, dần dà bị cô lập khỏi tập thể --> có hại --> ngược lại với quy tắc đầu tiên --> giúp đỡ người khác cũng là đem lại lợi ích cho mình.”

Vậy khi bạn bị ai đó nói là “Mày là người ÍCH KỶ” bạn sẽ làm gì? Đừng bận tâm mà hãy xem xét trong khả năng có thể giúp đỡ người khác được hay không.

Bên cạnh những bàn luận về sự ích kỷ, chúng tôi còn nói về việc “CHO ĐI”.

Khi vật cho đi: Khá lớn đối với mình: mong nhận lại. Rất nhỏ đối với mình: chủ yếu nhận lại giá trị tinh thần ngay khi cho đi.