Nghị luận: Lòng nhân ái
Hướng dẫn
- Mở bài:
Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam. (Nghị luận lòng nhân ái)
- Thân bài:
Lòng nhân ái là gì?
Lòng Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.
* Biểu hiện của lòng nhân ái:
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành độn. Hay cũng có thể chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Trong gia đình: Lòng nhân ái biểu hiện qua sự kính trọng, yêu thương lẫn nhau của các thành viên. Thế hệ đi trước có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thế hệ sau chu toàn. Thế hệ đi sau có bổn phận phụng dưỡng, cung kính, tri ân các thế hệ đi trước. Bởi họ đã có công dưỡng dục và để lại các thành quả lao động. Hình thái gia đình, xã hội Việt Nam là biểu hiện sâu sắc của lòng nhân ái. Hầu hết các gia đình, nhiều thế hệ chung sống với nhau. Truyền thông đó tạo ra một môi trường mang tính cộng đồng và mang tính tương trợ rất cao. Đó là điều mà trong xã hội các nước phương Tây ít có.
Ngoài xã hội: Lòng nhân ái là những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn. Có biết bao việc làm thấm đẫm tinh thần nhân ái của con người. Nhân ái là sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ. Nhân ái là tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn,… chính là biểu hiện sâu sác của đức tính này.
Cuộc sống luôn cần có những tấm lòng nhân ái để cùng san sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và tìm lấy cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, lòng nhân ái biến thành tinh thần yêu nước, thương dân. Vì căm ghét kẻ thù mà quyết đánh giặc để bảo vệ non sông đất nước. Lòng nhân ái trở thành lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo cao cả.
Khi đất nước hòa bình, lòng nhân ái biểu hiện trong những hành động tương thân, tướng ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nó chính là các hành động cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Chính lòng nhân ái của mọi người giúp họ vượt qua nghịch cảnh xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có thể nói, lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, lòng nhân ái có những nội dung mới. Song về cơ bản, nó vẫn giữ được nét đặc sắc riêng. Nếu so sánh với giá trị văn hoá của một số nước trên thế giới thì lòng nhân ái là một giá trị văn hoá rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
* Nhận thức:
Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Lòng nhân ái gắn kết con người với nhau. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.
* Cần làm gì để sống có lòng nhân ái?
Luôn biết rèn luyện, trau dồi nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp.
Luôn yêu thương, đồng cảm, sẻ chia đối với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Tuyên dương, ca ngợi những hành động giàu lòng nhân ái.
Kêu gọi cộng đồng gắn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhâu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tội ác sẽ không còn nếu mỗi chúng ta đều sống bằng tình yêu thương con người tha thiết.
* Phê phán những người sống không có lòng nhân ái:
Tuy nhiên trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình. Họ không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Họ sống vụ lợi, ích kỉ, thờ ơ với nỗi khổ đau, mất mát của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Bài học:
Sống phải có lòng nhân ái. Biết yêu thương người khác là yêu thương chính cuộc sống của mình. Là học sinh phải chăm chỉ học tập, rèn luyện mình trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Kết bài:
Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.
Nguồn: Vietvanhoctro.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12