Đề bài: Nghị luận câu Thành công của người này là thất bại của người khác
Quá trình tiến hoá của xã hội loài người từ xưa tới nay luôn tuân theo những quy luật tự nhiên. Điển hình trong những quy luật đó là sự cạnh tranh không ngừng không nghỉ mọi lúc mọi nơi bất kể chỗ nào có sự sống. Xã hội loài người chúng ta sự cạnh tranh đócàng phong phú và quyết liệt hơn nhiều, có cả cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh. Chúnh ta nên hiểu rằng mục đích cạnh tranh là sự thành công ở giai đoạn cuối cùng trong sự cạnh tranh đó. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có khi sau một quá trình cạnh trnh người ta nhận một thất bại cay đắng. Vì vậy nhà văn nữ Ursula K Le Guin đã từng nói: “ thành công của người này là thất bại của người khác…”
Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ. Trong bức tranh sôi động đó luôn xen kẽ lẫn lộn những gam màu tối sáng khác nhau. Như chúng ta thấy rằng trên một đoạn đường giao thông, rất nhiều người tôn trọng luật đi đường nghiêm túc, song cũng không thiếu những cá nhân thường trực những hành vi vi phạm luật. Họ vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều và luôn để ý lực lựơng kiểm tra giao thông. Mỗi lần thoát qua sự giam sát của lực lượng này, họ luôn tâm đắc và cho rằng mình đã thành công. Vậy thất bại ở đây là ai? Chắc chắn là những người tham gia giữ gìn trật tự giao thông và sau cùng là nền tảng pháp luật giao thông của toàn xã hội. than công của nhóm người này không thể là thàng công của nhóm người khác. Bởi “thành công” là kết quả thắng lợi sau cùng như dự định sau khi ta đã trải qua một thời gian cố gắng và nỗ lực. “Thành công” và “thất bại” là hai tình trạng đối lập nhau.
Đã có “thàng công” thì phải có “thất bại”. Chúng ta chỉ có thể nhận biết người này “thành công” khi chúng ta thấy người kia “thất bại” và ngược lại, chúng ta chỉ có thể cảm thấy thấm thía nỗi đau “thất bại” khi chúng ta hối tiếc vì không thể “thành công”. Mọi việc luôn xảy ra và tiếp diễn theo đúng quy luật của nó. Thành công và thất bại của mọi người thường hoán đổi cho nhau và không thể có tình trạng tất cả mọi người cùng thành công một lúc. Xét trường hợp khác, trong lĩnh vực kinh doanh, khi người bán chào mời một món hang, người mua ngả giá cho đến khi đạt được một thoả thuận mà cả hai bên đều cảm thấy hợp lý. Nếu người bán đã bán món hàng đó cao hơn giá trị thật của món hàng thì họ đã thành công. Như vậy người chỉ có thể là người mua và ngược lại, nếu người mua có thể mua món hàng đúng với giá trị thật của món hàng thì họ đã thành công và người bán là người thua. Hay trường hợp mà chúng ta đã biết, khi thế chíến thứ hai kết thúc sau sáu năm dài, kết quả là quân Đồng Minh đã chiến thắng trong khi đó, quân Phát Xít nhận thua trận. Không thể nào xảy ra việc quân Đồng Minh và Phát Xít cùng đạt được thành công khi họ đối lập nhau, dù họ đã đầu tư rất nhiều vào cuộc chiến đó.
Tuy nhiên không phải “thành công” và “thất bại” luôn đi đôi với nhau trong mọi trường hợp, phù hợp với mọi tình huống và đúng với mọi người. Đôi khi một việc xảy ra cho đến khi kết thúc, kết quả chỉ là thất bại hoặc thành công. Một người nuôi heo bán trong một thời gian dài, trong quá trình đó những con heo bị mắc bệnh dịch và không thể bán được, thì người nuôi heo đó đã thất bại. Mặc dù người ấy đã thất bại nhưng lại không ảnh hưởng đến người khác. Hay một học sinh nghèo dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng vượt qua, chăm chỉ học tập và đạt được học bổng. Đó là một thàng công lớn lao đối với học sinh đó nhưng không là thất bại của bất kì ai. Việc một thầy giáo dạy cho những học sinh của mình học giỏi, tiếp thu những kiến thức đúng để có thể giúp ích cho đất nước, quê hương thì đó không chỉ là thành công của người thầy giáo mà còn là thành công của những người mà thầy đã truyền dạy bằng tất cả tấm lòng của mình. Mọi việc không bao giờ tuyệt đối mà chỉ mang tính chất tương đối. Chúng luôn kết nối với nhau, xen kẽ lẫn nhau để từ đó thay đổi, phát triển cho phù hợp và tạo nên cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng, tươi đẹp hơn.
Chúng ta không bao giờ biết rằng một điều mình làm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác như thế nào. Dù chỉ là một lời nói vô tình, chúng ta đã có thể làm thay đổi một suy nghĩ, một hành động, một tính cách, một con người va cả sự thành công hay thất bại của người đó. Tuy nhiên dù thành công hay thất bại, chúng ta cũng phải biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội càng ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Nguồn Edufly
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh Bài làm: [...]
Th11
Thuyết minh về con trâu – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về con trâu Bài làm Từ biết bao đời nay, hình [...]
Th11
Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Văn lớp 8
Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ Bài làm Ai trong chúng ta [...]
Th11
Thuyết minh về một loài hoa – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa Bài làm Hôm qua tát nước đầu [...]
Th11
Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Đề bài: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn [...]
Th11
Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của [...]
Th11