Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Bài làm

Văn chương từ xưa đến nay, những đề tài viết về thân phận những người phụ nữ không hề thiếu, kể cả trong thơ ca lẫn văn xuôi. Những Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Tự tình hay có thêm cả Chuyện người con gái Nam Xương …mỗi người phụ nữ một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau nhưng cùng chung một điểm tiếp cận – những người phụ nữ của chế độ phong kiến, cuộc sống của họ là sự bó buộc và phụ thuộc, không biết đến tự do và chính kiến của bản thân, không biết đến cuộc sống của bản thân, hạnh phúc nằm trong tay người khác.

Vũ Nương là môt trong những nhân vật văn chương điển hình đó. Lễ giáo phong kiến theo chân nàng từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành, có một cuộc sống riêng nhưng chưa bao giờ nàng biết đến sự chủ động và tự quyết trong cuộc sống đó. Đạo đức và lễ giáo phong kiến với tam tòng: “ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” và tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” chính là tiêu chuẩn của cuộc đời nàng, cách nghĩ và nếp sống thường nhật của nàng cũng theo tiêu chuẩn và khuôn phép như vậy.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã có đôi lời nhận xét về nàng, tuy ngắn ngủi nhưng ý tứ rất rõ rành, Vũ Nương là cô gái nhà nghèo nhưng xinh đẹp và đặc biệt với phẩm hạnh “tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”  và cái giá của người con gái mẫu mực đó là được gia đình nhà Trương Sinh, một gia đình phú hộ trong làng để ý đến và hỏi cưới.

Xem thêm:  Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

Gái nhà nghèo được gả vào danh gia, Vũ Nương thấu cho tấm thân của mình vô cùng, biết cái thân “chuột sa hũ nếp” của mình vô cùng để mà sống nhìn trước ngó sau, biết trước biết sau, chồng nàng tuy dòng giống danh gia nhưng lại rõ rệt có thói vu phu, nam quyền ít học, chính bởi vậy trong cuộc sống vợ chồng, Vũ Nương phải hết sức khéo chiều, nín nhịn, không lúc nào để đến mức vợ chồng phải thất hòa. Vũ Nương luôn một lòng một dạ với chồng mình, nàng hiểu rõ cho thân phận của mình, cũng là thân phận chung của những người phụ nữ đương thời đó. Biết đấy, hiểu đấy, thấu đấy nhưng tất cả đã là định mệnh, là số phận an bài:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Vũ Nương luôn thiết tha một cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc nhưng chưa được bao lâu thì chồng nàng mắc nợ nghiệp binh phải tòng quân kháng chiến, nàng lo lắng khôn nguôi, nàng chẳng thiết tha việc quan trạng áo gấm vinh hoa, nàng chỉ có một ước nguyện duy nhất là chồng nàng ra đi mạnh giỏi và trở về bình an.

neu cam nghi cua em ve nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Chồng đi lính tráng tận biên ải xa xôi, sự xa cách càng khiến lòng nàng thêm thương nhớ khôn nguôi, nàng gửi gắm tấm chân tình đó để chăm sóc mẹ già và con thơ, những mong người chồng của mình ở nơi phương xa có thể an tâm mà chinh chiến, sớm có ngày trở về đoàn viên. Tấm lòng của nàng được mẹ chồng hết sức ghi nhận, bà thấu hiểu tấm chân tình của nàng dâu một lòng nghĩ cho chồng, cho gia đình nhà chồng, cho cả bà, coi bà như mẹ để, chăm sóc bà tận tình, chu đáo. Trước lúc ra đi, lời nhắn nhỉ và ước nguyện cuối cùng của bà cũng là hạnh phúc trọn vẹn, đáng có cho người dâu hiền của mình.

Xem thêm:  Tả con đường từ nhà đến trường

Một mình nuôi con thơ dại khổ cực trăm bề, thương con từ khi lọt lòng vẫn chưa biết đến sự hiện diện của người cha mà Vũ Nương nghĩ ra cách trỏ bóng mình trong vách và nói với con đó là cha của  nó, để nó thấy được sự hiện hữu của cha nó trong cuộc sống của hai mẹ con. Nhưng chắc hẳn khi suy nghĩ về vấn đề này, Vũ Nương cũng không hề hay biết rằng, đó lại chính là nguồn cơn của tấn bi kịch rơi rớt xuống đầu cô.

Ước nguyện Trương Sinh bình an trở về trở thành hiện thực nhưng ước nguyện đoàn viên lại dở dang, Trương Sinh về nhà nổi cơn ghen tanh bành chỉ vì nghe lời con trẻ, nghĩ Vũ Nương thất tiết, không thủy chung. Mù quáng trong sự hận thù, Trương Sinh không chịu nghe lời vợ thanh minh, đánh đuổi nàng đi không thương tiếc, uất ức tột cùng, Vũ Nương đành chọn con đường chết để thanh minh sự trong sạch của bản thân. Trương Sinh với cái thói nam quyền của mình đã tự đưa hạnh phúc của hắn ta xuống vực thẳm.

Nguyễn Dữ đã có cái nhìn rất cận cảnh và khách quan khi viết về nhân vật Vũ Nương. Rất hiếm có tác giả nào sống trong xã hội phong kiến nam quyền mà lại có những tác phẩm đại diện cho tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội như Nguyễn Dữ. Không quá đi sâu vào tư tưởng của tác phẩm nhưng Nguyễn Dữ cũng ngầm khẳng định rằng ông rất ủng hộ sự bình đẳng trong xã hội.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu “Giấy rách phải giữ lấy lề”

Minh Tuệ