Lập dàn ý Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) lớp 6
Hướng dẫn
Lập dàn ý Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em
Lập dàn ý Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em lớp 6 bao gồm các dàn ý chi tiết cho từng đề bài giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài kể chuyện cổ tích bằng lời văn, chuẩn bị cho bài viết văn lớp 6 số 1. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
1. Truyền thuyết Thánh Giónglớp 6
I. Mở bài
“Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng văn học Việt Nam).
– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.
II. Thân bài
1) Cậu bé làng Gióng ra đời
– Đời Hùng Vương thứ 6
– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng
– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Mời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt.
– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
3) Chàng trai làng Gióng xung trận
– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
5) Vết tích còn lại
– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.
III. Kết bài
Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng, về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.
Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
2. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
– Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
– Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
– Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
– Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III. Kết bài
– Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em
3. Truyện cổ tích Thạch Sanh lớp 6
A. Mở bài
– Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
B. Thân bài (diễn biến sự việc)
– Mở đầu
– Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
– Thắt nút
– Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.
– Phát triển
– Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
– Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.
– Mở nút
– Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.
– Kết thúc
– Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh …
C. Kết bài.
– Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
4. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
I. Mở bài
– Tập trung kể về nguồn gốc dân tộc và đất nước, về công cuộc dựng nước và giữ nước là truyền thuyết dân gian về thời các vua Hùng.
– Truyện “Con Rồng cháu Tiên” giới thiệu với mọi người nguồn gốc thật đẹp, thật đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
II. Thân bài
1) Sự xuất hiện của Thần Lạc Long Quân
– Thuở xưa đất Lạc Việt có nhiều yêu quái (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh…) quấy nhiễu, dân lành không yên ổn làm ăn.
– Thần Lạc Long Quân nòi Rồng, thường ở dưới Thủy cung, thinh thoảng lên giúp dân trừ yêu quái, dạy dân chăn nuôi, trồng trọt và cách àn ở.
2) Cuộc gặp gỡ Rồng Tiên
– Nàng Âu Cơ dòng họ Thần Nông, đẹp tuyệt trần, từ vùng núi cao phương Bắc nghe đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, đến thăm.
– Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết nghĩa vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang.
3) Bọc trứng kì diệu
Âu cơ có thai, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, khôi ngô, tự lớn lên như thổi.
4) Cuộc chia tay hùng vĩ
– Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn nên không thể sống với nhau mãi, đành phải chia tay với lời hẹn: “Khi có việc phải giúp đỡ lẫn nhau”.
– Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển, Âu Cơ mang 50 người con lên núi, các con chia nhau cai quản các phương.
5) Vị vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang
– Người con cả làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đấy, lệ truyền ngôi: Con trưởng thay cha, danh hiệu Hùng Vương không thay đổi.
– Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai vua là quan lang con gái là mẹ nàng.
III. Kết luận
Người Việt Nam luôn tự hào là con Rồng cháu Tiên.
>> Tham khảo chi tiết bài văn mẫu: Kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em
5. Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”
1. Mở bài
– Giới thiệu câu chuyện
2. Thân bài
– Mở đầu
+ Giới thiệu anh trai cày hiền lành và lão nhà giàu tham lam, lừa lọc.
– Thắt nút:
+ Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh.
– Phát triển
+ Anh quần quật làm giàu cho lão suốt ba năm.
+ Lão nhà giàu gả con gái với diều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt
+ Anh trai cày không tìm được nhưng nhờ có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.
– Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.
– Kết thúc: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc.
3. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ
– Rút ra bài học
Theo Soanbaihay.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 9 bài văn mẫu Kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất
Hướng dẫn làm bài văn kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất, [...]
Th12
Dàn ý tả giờ chào cờ ở trường em chi tiết đầy đủ
” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ai đến trường cũng đều mang [...]
Th12
Dàn ý Kể về 1 cuộc gặp gỡ chi tiết, đầy đủ
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người. Có những [...]
Th12
Dàn ý kể chuyện tưởng tượng biến thành con vật chi tiết đầy đủ – Biến thành con mèo
Chắc hẳn từ thời tuổi thơ đến khi lớn lên ai trong chúng ta cũng [...]
Th12
Dàn ý tả khu vườn vào buổi sáng đẹp trời lớp 6
Một ngày mới đã đến có nghĩa là ta đã đi qua thời khắc của [...]
Th12
Dàn ý tả về ngôi nhà của em chi tiết đầy đủ
Ngôi nhà là bến dừng chân của mỗi người trước dòng đời xuôi ngược ngoài [...]
Th12