Đề bài: Hướng dẫn phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Hướng dẫn
Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp
– Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
– Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc… Biết sử dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích.
– Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp, sống có ích?
Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ.
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
– Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
– Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng:
Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao…)
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
– Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm…) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
– Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải – người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
– Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu.
– Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
– Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước.
– Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích…
Nguồn Edufly
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh Bài làm: [...]
Th11
Thuyết minh về con trâu – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về con trâu Bài làm Từ biết bao đời nay, hình [...]
Th11
Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” – Văn lớp 8
Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ Bài làm Ai trong chúng ta [...]
Th11
Thuyết minh về một loài hoa – Văn lớp 8
Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa Bài làm Hôm qua tát nước đầu [...]
Th11
Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Đề bài: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn [...]
Th11
Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi” trong “Tôi đi học” của [...]
Th11