Văn mẫu THCS

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách tuyệt hay

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Bài làm

Kho tàng ca dao dân ca tục ngữ của Việt Nam ta rộng lớn và phong phú vô cùng. Đó là những câu nói ngắn ngọn nhưng lại mang ý nghĩa đạo đức xã hội rộng lớn vô cùng. Là những lời truyền dạy quý báu hơn tất thảy những thứ trên đời mà ông cha ta đúc rút từ kinh nghiệm sống ngàn đời truyền dạy cho con cháu, những mong con cháu có được định hướng tốt để phát triển bản thân và làm cho trở nên có ý nghĩa hơn. "Lá lành đùm lá rách" là một trong những câu tục ngữ có giá trị sáng ngời như vậy.

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách dễ dàng giúp người đọc có thể và thấm thía ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống . Tuy ngắn gọn nhưng lại mang hàm nghĩa sâu sắc vô cùng. Theo nghĩa đen "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Xem thêm:  Bài số 12: Kể ngắn gọn truyện Sự tích Hồ Gươm

giai thich cau tuc ngu la lanh dum la rach tuyet hay - Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách tuyệt hay

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột. Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước , “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.

Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước. Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng. Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.

Xem thêm:  Đề 42: Phân tích văn bản Buổi học cuối cùng

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.

Câu tục ngữ bao trọn triết lý sống đẹp và cao cả của con người. Bài học về triết lý sống, giá trị nhân văn cao quý vô cùng. Trong cuộc đời của con người, người với người sống để yêu thương, giá trị cốt lõi của cuộc sống con người đó chính là sống, trưởng thành nhờ sự yêu thương, tinh thần nhân văn, nhân ái giữa con người với con người.

Xem thêm:  Bài số 93: Tả con mèo

Minh Tuệ

Post Comment