Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm
Hướng dẫn
Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Sự tích Hồ Gươm. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Sự tích Hồ Gươm
I. Kiến thức cơ bản
• Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần) truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
• Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
+ Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
• Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.
• Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.
• Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.
+ Ý nghĩa
• Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc
• Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.
Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
+ Việc nhận gươm của Lê Lợi
Lê Lợi không được Long Quân trực tiếp trao gươm, mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi. Người đánh cá nhặt được lưỡi gươm khi chài lưới – Lê Lợi nhận được chuôi gươm ở trên rừng, đem khớp lại với nhau.
+ Ý nghĩa
– Sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh của tinh thần đoàn kết của nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc trên dưới một lòng.
– Thể hiện nguyện vọng, ý chí chống giặc của dân tộc.
– Hai chữ “Thuận Thiên” khắc trên gươm thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.
Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.
+ Từ khi có gươm thần nhuệ khí của quân ta ngày càng tăng lên cho quân Minh bạt vía.
+ Từ chỗ bị động chuyển sang chủ động tấn công quân giặc làm cho quân Minh phải rút quân về nước.
Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
+ Long Quân cho đòi gươm khi: Quân ta đã đánh đuổi quân Minh về nước được một năm, đất nước đã thanh bình. Lê Lợi đã lên làm vua.
+ Cảnh đòi gươm được diễn ra. Khi nhà vua đang đi chơi trên hồ Tả Vọng, có con rùa lớn nhô lên mặt nước, lưỡi gươm thần đeo bên người nhà vua động đậy, Rùa vàng tiến về phía thuyền vua: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa vàng, Rùa vàng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
+ Ý nghĩa:
• Cảnh trao gươm là một sự sang trang mới của lịch sử dân tộc.
• Khi hoà bình chúng ta không cần đến gươm giáo, dân tộc ta chỉ cần gươm khi chống lại kẻ xâm lăng. Nhắc nhở Lê Lợi thời bình phải chăn dân trị nước.
• Cảnh đòi gươm diễn ra trên hồ làm cho câu chuyện càng trở nên kì ảo lung linh.
Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
Ý nghĩa của truyện được thể hiện qua những ý sau:
+ Ngợi ca cuộc kháng chiến chồng giặc quân Minh của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa được lòng trời, hợp lòng người.
+ Đề cao suy tôn vai trò của Lê Lợi.
+ Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).
Câu 6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
+ Truyền thuyết của nước ta có hình ảnh Rùa vàng là: “An Dương Vương” (Mị Châu – Trọng Thuỷ)
+ Hình ảnh Rùa vàng trong các truyền thuyết của Việt Nam tượng trưng cho các vị thần linh thiêng. Trong truyện này là sứ giả của Long Quân, đồng thời tượng trưng cho khí thiêng của sông núi, cho tình cảm trí tuệ và khát vọng của nhân dân.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc thêm phần “Ấn, kiếm Tây Sơn”
+ Đọc “Ấn, kiếm Tây Sơn” có chi tiết hai Ông Xà trao thanh bảo kiếm và Ấn ngọc cho Nguyễn Huệ – ở núi Tây Sơn Hạ.
+ Như vậy đây là mô típ quen thuộc: Mô típ trao gươm thần giúp người anh hùng cứu dân cứu nước.
Câu 2. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
+ Sự giúp đỡ không hề dễ dàng, giản đơn, mà phải trải qua nhiều thử thách mới có được.
+ Đòi hỏi con người phải có đủ thông minh, tài trí, có quyết tâm và nghị lực cao.
Câu 3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
+ Việc Lê Lợi ở kinh đô Thăng Long là biểu tượng thành công của cuộc khởi nghĩa, đã đuổi xong giặc cướp nước. Thanh gươm công lí đã làm xong nhiệm vụ trừ bạo.
+ Thanh Hoá là nơi dấy binh khởi nghĩa, nhưng Thăng Long là kinh đô của đất nước. Trả gươm ở Thăng Long càng làm tăng thêm sự thiêng liêng quý giá của gươm thần, và tăng thêm ý nghĩa lịch sử của Hồ Gươm – của Thăng Long.
+ Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì những ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết sẽ bị mất đi.
Câu 4. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
+ Định nghĩa truyền thuyết Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
+ Những truyền thuyết đã học – Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng,
IV. Tư liệu tham khảo
Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh, vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân với nước. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc toát ra nhiều ý nghĩa. Truyện giải thích tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta.
(Theo Vũ Dương Quỹ – Lê Bảo – SĐD).
Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 4: Viết bài tập làm văn số 1
Theo Soanbaihay.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 9 bài văn mẫu Kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất
Hướng dẫn làm bài văn kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất, [...]
Th12
Dàn ý tả giờ chào cờ ở trường em chi tiết đầy đủ
” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ai đến trường cũng đều mang [...]
Th12
Dàn ý Kể về 1 cuộc gặp gỡ chi tiết, đầy đủ
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người. Có những [...]
Th12
Dàn ý kể chuyện tưởng tượng biến thành con vật chi tiết đầy đủ – Biến thành con mèo
Chắc hẳn từ thời tuổi thơ đến khi lớn lên ai trong chúng ta cũng [...]
Th12
Dàn ý tả khu vườn vào buổi sáng đẹp trời lớp 6
Một ngày mới đã đến có nghĩa là ta đã đi qua thời khắc của [...]
Th12
Dàn ý tả về ngôi nhà của em chi tiết đầy đủ
Ngôi nhà là bến dừng chân của mỗi người trước dòng đời xuôi ngược ngoài [...]
Th12